Tính biểu tượng của luật pháp: Sự nghiêm minh và chất thơ

Một phần của tài liệu Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương - Phần 11 ppsx (Trang 30 - 38)

Một truyền thống mạnh mẽ, mà tinh thần chi phối mỗi sự kiện và mỗi cử chỉ của từng con người, và sự bảo tồn nó là chất kết dính của xã hội Tây Nguyên, một thiết chế gia đình và xã hội do truyền thống đó áp đặt,

cái truyền thống được vận dụng hàng ngày bằng cách lặp lại các tập quán của tổ tiên, những thủ lĩnh là hiện thân của Truyền thống và do đó

mang một tính chất cổ xưa và thiêng liêng tạo nên tất cả quyền lực của họ, đấy là những yếu tố của luật tục do từ những lực lượng hợp thành

ấy mà ra.

Theo hình ảnh của Truyền thống mà nó là một hiện tượng, luật pháp mang hai mặt - bổ sung cho nhau một cách tự nhiên đằng sau vẻ bề

ngoài mâu thuẫn nhau - vừa nghiêm minh, mọi sự đều đã được cố định không có chỗ cho sự tùy tiện và cá tính, vừa mang chất thơ được biểu hiện trong thứ biểu tượng có nhịp điệu. Một Bộ Luật - đương nhiên là truyền khẩu - của luật tục Tây Nguyên là hình ảnh thích đáng của cái xã hội đã sinh ra nó, một bức tranh trung thực và sinh động ở đó người ta có thể đọc ra đời sống của cả một dân tộc.

Truyển thuyết về con chim-quan toà

Nguồn gốc của bộ luật-các quan toà hiện tại

Trong phôn-clo, các con chim đóng một vai trò lỗi lạc và hầu như bao

giờ cũng giống nhau, không biết đến chuyện nói dối và giấu diếm. Vậy

và soi sáng cho những người bị lừa.

Trong Bài ca về Trah Trang Lan, một con chim đã chỉ cho người-rắn

người ta đã giấu xác của nó ở đâu và sau đó lại báo cho nó biết các thói quen của người con gái mà nó đi tìm. Con chim đã nói đúng và Trah Trang Lan đã vượt qua thành công các thử thách. Trong Bài ca về Jung

Waê, những con cu gáy đã chỉ cho cậu bé mồ côi khốn khổ đang gặp

khó khăn bí mật của một chỗ giấu. Lại cũng là những con chim cu gáy

đã chỉ con đường đúng cho Mach và Maê bị lạc đi tìm được những

người chồng chưa cưới của họ; về sau, sau khi đã cưới Luny và Lao, Mach và Maê bị vu khống, các con chim đã được Ndu, Thần-Trời, gửi xuống để nói cho Luny và Lao bị lừa biết rõ sự thật. Truyện Ding Kon

Dang cũng nói về các con chim chỉ đường cho Jöla đi tìm người vợ chưa cưới của mình.

Ðược coi là ưu tiên trong các loài vật do tọa hóa sinh ra, chim còn có thể là hình ảnh của các Thần hay của những linh hồn thát ra khỏi hình thể con người. Ndu đã hiện hình lên dưới dạng một con chim màu đỏ; các linh hồn đầu thai trở lại thành những sinh vật có cánh, từ con ruồi

cho đến con chim kền kền. Người Tây Nguyên thấy mình có một mối quan hệ nào đó với loài chim. Một truyền thuyết Srê kể rằng vị tổ của

họ "dẫn vợ và các con và đi theo các loài thú trong rừng và chủ yếu là

loài chim". Về điều đó M. Louis Malleret bình luận như sau: "Việc các dân tộc này tự đồng nhất mình với các loài chim không thể không khiến ta chú ý nếu ta nhớ đến vai trò của loài chim trong nền văn hóa Ðông

Sơn, ở đấy ta gặp những trang trí trên trống đồng biểu hiện những hình chiến binh với những chiếc mũ kỳ lạ làm bằng lông chim". Trong thực tế, người Mạ có tục cắm những chiếc lông công ở búi tóc. Và chim chẳng phải là tô tem-chủ ở Mê-la-nê-di sao?

Trong các loài chim, có một con được đặc biệt coi trọng, được nói đến trong các truyền thuyết và rất được yêu mến ở Tây Nguyên, đó là con

börling-börlang - hay bölang, hay mlang, tùy theo tộc người - con chim bách thanh lắm mồm. Một cuộc xét xử sau những bàn cãi dài dòng bất tận, con chim bách thanh thật đúng là hình ảnh tuyệt vời của vị tổ-khai tâm của những người xử kiện.

"Ngày xưa, Loe là một anh chàng nợ như chúa Chổm; buổi sáng anh

vừa trả một món nợ, buổi tối anh đã đi vay món khác; anh chẳng bao giờ hết nợ. Ðúng líc anh vừa đi trả nợ cho một tay chủ nợ, thì anh gặp trên đường con chim börling nó nói với anh rằng: "Ôi anh Loe tội nghiệp của tôi, anh cứ phải trả nợ mãi như thế này thì mệt quá đi mất;

người ta chẳng công bằng tí nào chứ làm sao mà nợ nần bao giờ cũng đổ lên đầu anh thế! Kẻ nào giết người thì phải trả bằng trâu; kẻ nào đầu độc người ta thì phải trả sáu trâu; kẻ loạn luân phải trả bằng

chiêng và trâu; Bröt ăn trộm, thế là nó mắc nợ; Brah mắng chửi người

ta, thế cũng là một món nợ; thủ lĩnh Bat lợi dụng những người phục vụ ông ta, cũng phải nợ; các thủ lĩnh bất lực cũng vậy; Sö ở làng Moung,

Buöt ở làng Konyaê, Kes ở làng Laong... Già làng Döc là một người tốt,

ông ta xét xử giỏi; cũng như nhờ có Maê mà ở Dörblang chẳng bao giờ xảy ra rắc rối. Các thủ lĩnh khác phải học lấy để mà làm cho tốt, noi gương các bậc hiền minh ngày xưa: Bran, Yoe dam Lu..."

"Khởi đầu con börling đã dạy như vậy. Nhưng nó không phải là người

xử kiện duy nhất; sau nó đến con chim tucăng cũng muốn xử kiện; nhưng nó chỉ toàn kiêu căng. Rồi đến con diều hâu, nhưng đấy là một kẻ ác; rồi con gà rừng, chẳng ai chịu được tiếng kêu huyên thiên của nó bởi nó uống rượu nhiều quá; con công, xé cả lỗ tai người ta vì những tiếng: "to, to!...", cứ như nó muốn cắt cổ chúng ta [4] . Rốt cuộc con börling dạy cho các thủ lĩnh Chàm biết cách xử kiện và giải quyết mọi việc."

Truyền thuyết về con chim-xử kiện là như vậy, con chim börling nổi tiếng thường được nhắc đến trong Nri: sörlet bou börling, "vượt qua

đầu con börling" thường có nghĩa là: vượt quá quyền hạn của mình,

không đệ trình lên thủ lĩnh, tự coi mình cao hơn vị trí của mình. Ở vùng

người Êđê, con chim ấy, gọi là mling-mlang, cũng được coi là điềm báo vì người ta thường nghe tiếng bay của nó mà đoán mộng. Người

Rơngao coi con chim bölang ấy là kẻ khai tâm cho những người học nghề phù thủy.

Từ nguồn gốc truyền thuyết đó, luật tục Tây Nguyên cho thấy hai khía cạnh: khía cạnh vui tạo nên vẻ đẹp của mọi truyền thuyết, và khía cạnh nghiêm khắc của một thiết chế cổ xưa, đúng ra là từ thời tiền hồng thủy bởi chính từ cuộc Ðại Hồng thủy mà con börling không còn nói chuyện với con người được nữa.

Truyền thuyết không quên nói rằng ngày nay không phải chim xử kiện nữa mà là các thủ lĩnh, - các thủ lĩnh Chàm khi người Chàm còn thống trị. Ngày nay đối với những người xử kiện, tình hình cũng giống như

những gì ta đã nói về các thủ lĩnh. Bên cạnh các quan tòa chính thức của tòa án luật tục đặt dưới bóng Tòa Sứ, còn có những cụ Già làng, những con người rất am hiểu các luật lệ cổ truyền và cách thức xử kiện,

xử các bất đồng kín đáo hơn mà người ta không muốn đưa lên trung tâm hành chính. Chính ở đấy luật tục Tây Nguyên mới thực sự sống. Các vị quan tòa này thường đồng nhất với những người mà chúng ta gọi là các "chủ đất".

Theo lệ, một thủ lĩnh càng cao thì phải trả tiền cho ông ta càng nhiều; về mặt này thì các thủ lĩnh chính thức là những người anh em xứng

đáng của các vị quan tòa chính thức mà tệ đút lót, đã được báo trước

ngay trong các điều của bộ luật, cũng mang tính truyền thống như nhau.

Tuy nhiên con chim-xử kiện dường như lại không hiểu như vậy: "Vị thủ lĩnh xưa giống như một con trâu khôn không ăn lúa của người

khác - Hãy vào nhà vị thủ lĩnh xứ sở của anh mà xem, ông ta đã có khá nhiều tiền, chẳng cần đến tiền của anh."

Trong Nri đã nói rõ như vậy; còn đây là trong Biduê (Luật tục Êđê):

"Ông nào có vụ việc, bà nào có bất hòa, thì đến gặp thủ lĩnh. Họ trao

chiếc vòng cho cây đa; dâng của cải cho cây sung sợ rằng nó sẽ đứng về phía những kẻ bên ngoài hay những người xa lạ, nó sẽ đứng về phía những người không phải cùng họ hàng... Kẻ tự nói rằng mình yếu đuối như một đứa trẻ con... để người thủ lĩnh che chở cho họ để cho tốt và đẹp - kẻ vì thế mà dâng của cải cho thủ lĩnh bởi vì khi ở vòi nước về

người ta phải dựa vào bờ đất, khi xây một con đập người ta phải cần những phiến đá phẳng, khi có việc người ta phải trông cậy vào sự ủng hộ của người thủ lĩnh - kẻ nào làm như vậy là kẻ có tội."

Quả là tệ đút lót bị lên án, nhưng ta biết điều ấy có nghĩa như thế nào.

Người thủ lĩnh-xử kiện, "cây đa ở nguồn" có những quyền hạn và đặc quyền không bị bỏ quên trong luật tục: phải tuân theo lời thủ lĩnh; người nào rời khỏi làng phải báo cho thủ lĩnh biết; người thường không

được quyền xử những bất hòa của người khác; kẻ xúi giục người khác bất tuân lời thủ lĩnh, đánh thủ lĩnh, sẽ bị phạt, v.v. Những kẻ kế nghiệp con chim-xử kiện rất hiểu những thăng trầm của nghề này và không ít

người đã bỏ nghề để tìm lấy sự bình yên trên đồng ruộng, nếu họ là

người trung thực.

N h à x u ấ t b ả n H ộ i n h à v ă n , H à

[1]

Tín ngưỡng của người Dogon ở Châu Phi cũng giống như vậy (Chú thích của tác giả).

[2]

Món hồi môn này là một khế ước thật sự. Ðấy là giá mua người con trai - hay người con gái - đến làm việc cho bố mẹ vợ (hay bố mẹ chồng).

[3]

Lecomte du Nouy. Con người và số phận của nó.

[4]

Ở đây có chuyện chơi chữ với từ to. Pis to là một loại dao nhọn.

Người Mạ, ngày trước vốn rất hiếu chiến, thường dắt trên búi tóc hoặc một con dao to, hoặc một chiếc lông công, con công "có tiếng kêu như

Một phần của tài liệu Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương - Phần 11 ppsx (Trang 30 - 38)