CHI PHÍ QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH

Một phần của tài liệu Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường - CHƯƠNG 3 NGƯỜI CẬY QUẢNG CÁO (THE ADVERTISER, THE SPONSOR) doc (Trang 29 - 32)

1) Chi phí môi th : Chi phí môi thể (media cost) của quảng cáo được tính theo đơn vị môi thể (media unit) nhưng trên thực tế, khi ký khế ước thực thi một chiến dịch quảng cáo, đôi bên chủ quảng cáo và hãng quảng cáo thường thỏa thuận sẵn một con số bao quát(package) sau khi đã đánh

giá tầm cỡ của chiến dịch và tình trạng cung cầu của thị trường quảng cáo lúc bấy giờ. Như đã nói, trong trường hợp nhật báo, đơn vị môi thể được

tính theo con số báo được phát hành nhưng cũng tính theo số bán được, diện tích thương điệp trên mặt báo, vị trí của nó được đặt trên tờ báo, lối trình bày. Nó cũng được định giá qua số cột báo và thời gian đăng tải (ba, sáu hoặc chín tháng). Tạp chí có thêm những tiêu chuẩn như trang trong

hay trang bìa,khổ báo và số mẫu phải in. Còn truyền thanh thường được

ấn định bằng khâu giờ (A,B,C,D...) ví dụ như khâu giờ A là giữa 19 giờ và 22 giờ, khâu B giữa 8 và 9 giờ, giữa 18 và 19giờ...Khâu A là khâu cao giá nhất (prime time hay golden time), sau đó đến khâu B (sub prime time). Khâu D là khâu giờ về đêm (deep zone). Truyền hình cũng tương

tự như thế nhưng chi li hơn. Ta thử xem cách phân định thời gian truyền hình của hãng NNN (Nhật Bản):

- Khâu A (cao giá nhất) : 19 giờ đến 24 giờ (thứ hai đến thứ sáu)

-Khâu B thường: từ 7 đến 9 giờ và từ 14 đến 18 giờ (thứ hai đến thứ sáu)

từ 8 giờ đến 12 giờ và 14 giờ đến 18 giờ (thứ bảy)

- Khâu D : từ 3 giờ đến 6 giờ sáng

- Khâu C : những khâu giờ còn lại

Nói về các loại chi phí quảng cáo, ta có thể cử ra : chi phí môi thể, chi phí dựng phim hay mua phim quảng cáo, tiền huê hồng trả các hãng quảng cáo.Tất cả các loại chi phí đều dựa trên những bảng chiết tính của

người trong nghề nhưng dĩ nhiên cũng tùy thuộc vào luật cung cầu của thị trường. Ngoài ra, ta có thể đề cập tới hai món chi phí khác là tiền bán khâu giờ phát sóng và tiền đường giây.

- Tiền bán khâu giờ phát sóng chia ra làm nhiều khoanh nhỏ. Hầu như

tất cả các đài truyền hình lớn nhất ở Tokyo (theo số liệu năm 2000) đều bắt trả cho 30 phút lên đài vào giờ hoàng kim một món tiền là 1,9 triệu yên (tương đương USD 16500).

- Tiền đường giây thì hoàn toàn rẻ hơn. Nó gồm tiền chi phí cơ sở, chi

phí đường giây mạng toàn quốc, chi phí kỹ thuật cho việc phóng ảnh. Tuy vậy mỗi giờ lên đài trên mạng toàn quốc cũng đòi hỏi người chủ quảng cáo trả khoảng 60000Yên (tương đương USD 520) vào thời điểm đó.

2) Chi phí dựng và mua phim quảng cáo: Để làm một đoạn phim quảng

cáo (Spot CM), mua một cuộn phim hay tiết mục chương trình (Time CM) để xen các mẫu phim quảng cáo vào, tất cả đòi hỏi một món tiền đầu tư lớn lao. Người chủ quảng cáo có thể mua thẳng ở các đài truyền hình, các nhà sản xuất chuyên nghiệp những bộ phim đã có sẵn hay đề nghị họ làm cho mình. Trong các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, món tiền chi vào

khoản này rất quan trọng. Để làm một mẫu phim (Spot) 15 giây đồng hồ ở Nhật, Ad-Menu, một tờ báo chuyên môn về quảng cáo cho biết quảng cáo chủ phải bỏ ra từ 4 đến 9 triệu Yên (tương đương 30.000 đến 80.000USD). Nó bao gồm những món tiền như chi phí phác thảo, hành chánh, nhân sự, quản đốc, sản xuất, kỹ thuật... nhưng chưa kể tiền trả các tay tài tử gạo cội, nòng cốt để đóng phim. Số tiền này có khi lên vượt qua 100 triệu Yên (gần bằng USD 870.000) nếu khi những nhân vật diễn xuất này có tầm cỡ quốc tế. Riêng về các tiết mục chương trình (Time) thì một chương trình lên đài vào khâu giờ hoàng kim do một nhà sản xuất tiếng tăm chủ trì thì một giờ phim phải trả lối 30 triệu Yên (USD 260.000) . Chính bởi vì giá tiền dựng phim và mua phim cao đến thế nên số xí nghiệp dựng quảng cáo truyền hình ở Nhật chỉ có khoảng 300 hãng.

3) Tiền huê hồng cho hãng quảng cáo: Các hãng quảng cáo thường

"bao sân" nghĩa là phụ trách từ đầu đến cuối việc quảng cáo, từ lúc bán lại khâu giờ (mà họ đã mua khoán từ đài truyền hình) đến lúc dựng phim hay mua phim và phát sóng. Họ thường ăn khoảng 15% trên tổng số chi phí nhưng trong thời đại này, vì việc tính huê hồng (Commision) theo tổng số chi phí xem như không được minh bạch cho nên trong tương quan lực lượng mới, các chủ quảng cáo đã đòi các hãng quảng cáo phải tính theo con số thực sự từ các phí tổn (Fee) ghi trên hóa đơn.

Quyết định của chủ quảng cáo dựa trên nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng nhất có lẽ là giá đơn vị môi thể (Media Unit) dù môi thể ấy là gì đi chăng nữa

Đối với truyền thanh và truyền hình, đó là khâu giờ trong ngày hay trong tuần, và dĩ nhiên độ phổ cập của đài đó trong quần chúng.Armand Dayan đã tóm lược quá trình chọn lựa môi thể như sau:

1 Định nghĩa rõ ràng mục đích tiếp thị, đích nhắm của truyền thông tiếp thị và những trở ngại phải vượt qua.

2 Loại trừ những môi thể không thích hợp vì luật lệ hay không dùng nổi vì giá cả quá cao.

3 Nghiên cứu khả năng một chiến dịch phối hợp nhiều môi thể.

Để đạt được hiệu quả tối ưu, chủ quảng cáo phối hợp một chiến dịch quảng cáo trên nhiều môi thể cùng một lúc. Trong khi thực hiện chiến dịch quảng cáo đồng loạt, cần phải loại trừ những diện tích quảng cáo trùng phức (duplication of audience) và ấn định được ngưỡng (threshold) của sức chịu đựng quảng cáo nơi đối tượng quảng cáo, để thực hiện độ thẩm thấu có ích. Quảng cáo lối hiệp đồng này đã đưa đến những kết quả tốt đẹp không ngờ và giúp được tiết giảm chi phí một cách rõ rệt.

Một phần của tài liệu Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường - CHƯƠNG 3 NGƯỜI CẬY QUẢNG CÁO (THE ADVERTISER, THE SPONSOR) doc (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)