Phương pháp kẹp 1 và các laọi chấu kẹp

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÁY CẮT KIM LOẠI - CHƯƠNG 9 MÁY TỰ ĐỘNG doc (Trang 30 - 34)

Cam 1 của trục phân phối hay trục phụ đẩy ly hợp 2 về bên trái. Cần 3 có tâm quay cố định, một đầu nâng lên, đầu kia tiến về bên phải , đẩy nén ống 4 và chấu kẹp 5 . Bị ép trong mặt côn của nắp trục chính, chấu 5 kẹp chặt phôi. Khi mở tháo phôi - quá trình ngược lại dưới tác dụng có tính đàn hồi của các má chấu kẹp

. 1

2

3 4

5Q Q

217

Ưu điểm :

- Kết cấu chấu kẹp đơn giản, chấu kẹp không có phần cắt ren . - Chấu kẹp thép tôi cứng , chịu nén tốt hơn chịu kéo .

Khuyết điểm :

- Độ đồng tâm của chấu kẹp không cao : Đuôi chấu kẹp trượt trong lòng trục chính, đầu côn của chấu kẹp vào mặt côn của nắp trục chính (có nắp là vì khó gia công mặt côn như vậy ngay trong trục chính) ,nắp ghép với trục khó bảo đảm độ đồng tâm .

- Lực cắt dọc trục ngược chiều với lực kẹp Q, do đó chấu kẹp có thể bị đẩy lùi và mở ra, phôi chạy lùi trong quá trình gia công .

- Gối chắn phôi chóng mòn và chóng hỏng : sau khi phóng, phôi chậm sát vào gối chắn , lúc kẹp - chấu kẹp lại đẩy phôi tiến tới một tí nữa, ép phôi càng mạnh vào gối chắn.

- Trong quá trình phóng phôi, do ma sát lớn, có thể xảy ra hiện tượng là phôi kéo chấu kẹp theo, các má của chấu kẹp lại và giữ không cho phôi tiến tới, lượng phóng phôi không đủ, hỏng sản phẩm .

Vì những nhược điểm trên, loại chấu kẹp nàykhông dùng trong các máy tự động hiện đại nữa .

b-Phương pháp kẹp II và loại chấu kẹp II :

Ly hợp 2 chạy về bên trái một đầu cần 3 nâng lên, đầu kia tựa vào điểm cố định , nên tâm quay của cần 3 lùi về bên trái, kéo ống kẹp 4 và chấu kẹp 5 , phôi được kẹp chặt .

Ưu điểm :

H. IX.35. Cơ cấu kẹp phôi loại II

Q

54 4

3 2

218

- Độ đồng tâm của chấu kẹp tốt : Mặt côn trong gia công ngay ở trục chính, cho nên độ đồng tâm giữa lỗ côn và lỗ trục, trong trục chính cao.

- Lực cắt dọc cùng chiều với lực kẹp Q , nên kẹp phôi càng tốt hơn . - Gối chắn phôi không bị lực kẹp tác dụng thêm, lâu hỏng.

- Trong quá trình phóng phôi không bị kẹp như trước.

Khuyết điểm :

- Lỗ con của trục chính mòn, sửa hay thay trực chính khó và đắt hơn thay nắp trục có lỗ côn như ở trên. có thể khắc phục điểm này bằng cách lắp tỏng đầu trục chính cái bạc cõ lỗ côn, khi mòn chỉ thay bạc .

- Chấu kẹp có phần cắt ren để nối với ống kẹp . Đó là chỗ yếu , hay bị đứt . - Chấu kẹp bằng thép tôi cứng, chịu kéo kém hơn chịu nén .

- Lượng phôi phóng không chính xác lắm, vì sau khi phôi chạm gối chắn, chấu kẹp lùi để kẹp phôi, kéo phôi lùi theo. Lượng phôi chạy lùi khác nhau, một trong những nguyên nhân là đường kính của phôi có dung sai không như nhau .

Loại chấu kẹp này dùng rất phổ biến , nhất là trong máy nhiều trục chính , vì kích thước của nó nhỏ hơn loại III .

c- Phương pháp kẹp III và chấu kẹp III :

Cam 1 đẩy ly hợp 2 chạy sang phải, một đầu cần 3 bị ép xuống, đầu khác tực vào điểm cố định, cho nên đỉnh cầu 3 đẩy ống 4 về bên phải, chấn kẹp 5 không thể trượt dọc, các má bị mặt côn trong của ống 4 bóp lại và phôi được kẹp chặt . khi ly hợp 2 sang trái, do tính đàn hồi của chấu kẹp 5 , ống 4 lùi về bên trái, phôi được thả lỏng.

Ưu điểm : Cơ cấu này tránh được hầu hết các khuyết điểm của hai loại trên :

H. IX.36. Cơ cấu kẹp ph6i loạiIII

54 4 3 2 1 Q

219

- Bảo đảm lượng phôi phóng chính xác (ống kẹp không di chuyển theo chiều trục ) .

- Ống kẹp không có chỗ yếu, không có ren .

- Lực kẹp truyền quá các cầu đầu má, ứng suất nén bé, nên chấu rất bền .

Khuyết điểm chủ yếu là có ống bao ngoài chấu kẹp, kích thước của trục chính lớn. Vì thế loại chấu kẹp này không dùng trong các máy tự động nhiều trục chính (khối trục chính sẽ rất lớn ) mà chỉ dùng trong máy tự động một trục chính .

Chấu kẹp loại III cũng thường dùng trong các loại máy để gia công chính xác những chi tiết nhỏ, lặc cắt bé. Lực đẩy ống 4 do lò xo thực hiện nên lực kẹp tương đối cố định mặc dù sai số kích thước của phôi khác nhau . Khi tháo lỏng phôi , cam đẩy ly hợp 2 về bên trái, ép lò xo lại, chấu kẹp đàn hồi , tự mở rộng

IV.1.2.5. Các phương pháp cắt ren trên máy tự động:

1) Giới thiệu:

— Dụng cụ cắt ren chủ yếu là bàn ren, dao răng lược, thường dùng cắt ren ngoài, chi tiết thường có đường kính nhỏ.

-Máy thường có hai trục chính nằm đối diện nhau, 1 trục mang phôi trục kia mang dụng cụ cắt.

Hai trục này có thể quay cùng chiều hay ngược chiều nhau và có thể thay đổi vận tốc quay.

-Để bàn ren ít bị mài mòn, ta có thể điều chỉnh vận tốc khi cắt và khi lùi dao khác nhau.

+ Tốc độ cắt tăng khi hai trục quay ngược chiều nhau. + Tốc độ cắt giảm khi hai trục quay cung chiều.

N(gia công) = n(fôi) ± n (dụng cụ cắt) Dấu (+):Khi hai trục quay khác chiều

Dấu (-):Khi hai trục quay cùng chiều

* Sau đây là một số phương pháp cắt ren trên máy tự động, các kí hiệu sẽ dùng: npt _ số vòng quay trong một phút của trục phôi khi tiện ngoài.

npcr_ số vòng quay trong một phút của trục phôi khi cắt ren nplr_ số vòng quay trong một phút của trục phôi khi lùi ren ndcr _ số vòng quay trong một phút của trục dụng cụ khi cắt ren ndlr _ số vòng quay trong một phút của trục dụng cụ khi lùi ren ncr _ số vòng quay trong một phút cho phép khi cắt ren nlr _ số vòng quay trong một phút cho phép khi lùi ren

*Số vòng quay cho phép khi cắt ren:

dv v n cr cr . . 1000 π =

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÁY CẮT KIM LOẠI - CHƯƠNG 9 MÁY TỰ ĐỘNG doc (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)