HUYỆT THỪA SƠN

Một phần của tài liệu Châm cứu học - Chương 10 THỦ THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH ppsx (Trang 30 - 32)

Huyệt này có tên riêng Ngư Phúc, Nhục trụ, Trường sơn.

a) Phương pháp tìm huyệt:

Nằm sấp hai chân hơi co lên, nơi bắp chuối có một đường lằn chữ nhân trên đầu chữ nhân là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu trên 1 tấc. Hơ nóng 20 phút, Đốt từ 7 đến 9 liều. (có thể châm cho ra máu).

c) Chủ trị:

Chân bị vọp bẻ, thổ tả, ói mửa do thời khí, thần kinh ở bụng đau, thần kinh ở mặt, vế, từ đầu gối đau. Tay chân tê, trĩ, ruột ra máu, đau gót chân, hạch sưng, bị tế tổn thương.

d) phương pháp phối hợp.

Hợp với huyệt Trường Cường trị trĩ ra máu rất hay. Hợp với huyệt Âm lăng tuyền trị tim, hông đầy hơi. Hợp với huyệt Ngư tế, huyệt Côn lôn trị chuyển gân, mắt đứng tròng.

e) Tham khảo các sách:

Dùng ngón tay giữa để từ gót chân đến bắp chuối , nơi đầu ngón tay là vị trí của huyệt.

Phú Tịch Hoàng nói Huyệt Âm lăng tuyền trị tim và hông đầy hơi, châm với huyệt Thừa Sơn thì biết đói, thèm cơm.

Tâm thơ Biển thước nói: Châm 2 huyệt Thừa sơn trị hai chân yếu, nặng đi không được.

Phú Bá chứng nói: huyệt Thừa Sơn hợp với huyệt Trường Cường trị trúng phong, ruột ra máu rất hay.

Đốt huyệt Thừa sơn từ 2 đến 7 liều thì nhẹ.

Sách Thiên Tinh nói: huyệt Thừa sơn trị lưng lạnh nhức, bịnh trỉ khó đi tiêu, hai chân tê lạnh, yếu để lâu thành truyền nhiễm, sốt rét, thời khí và chuyển gân.

Sách Nhựt Bổn Y học sử nói: huyệt này trị bịnh trỉ, ỉa mửa và giựt gân.

Sách Acupuncture Chinoise Pratique nói: trị vọp bẻ và phong đòn gánh (uốn ván)

g) Nhận xét chung:

Luận bịnh nguyên nói: khí lạnh nhập vào gân thì gân chuyển động, khi chuyển gân thì châm huyệt Thừa sơn để làm cho khí lạnh mất đi. Những người làm lụng mệt nhọc, hơi ẩm thấp nhập vào gân làm vọp bẻ, châm huyệt Thừa sơn sẽ hết.

Ở Bàng quang có một đường gân chạy ra Giang môn, nên hợp với huyệt Trường Cường trị bịnh lòi trôn trê rất hay.

Huyệt Thái dương chủ về da, vận chuyển vinh vệ toàn thân, những người bị té châm huyệt Thừa Sơn làm cho tan máu ứ và thông mạch lạc.

Một phần của tài liệu Châm cứu học - Chương 10 THỦ THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH ppsx (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)