Trên cơ sở lý luận dựa trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách XĐGN, kinh nghiệm thực hiện XĐGN ở một số quốc gia trên thế giới và một số vùng của Việt Nam, căn cứu vào thực tiễn tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Tom-tat-tieng-Viet1 (Trang 26 - 28)

XĐGN ở một số quốc gia trên thế giới và một số vùng của Việt Nam, căn cứu vào thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc trong thời gian qua, gắn với những điều kiện đặc thù của các tỉnh Tây Bắc, tác giả cho rằng việc đỏi mới cách thức tổ chức thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc trong thời gian tới là cần thiết khách quan và khoa học nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao trách nhiệm giải trình trong thực hiện chính sách XĐGN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng nguồn lực của nhà nước, nhà tài trợ và xã hội cho XĐGN. Với kết quả nghiên cứu của mình, luận án cũng chỉ ra rằng để tổ chức thực hiện chính sách XĐGN bền vững ở Tây Bắc thì công tác này cần phải được tổ chức thực hiện dựa trên những quan điểm và yêu cầu về thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc nơi hiện đang được coi là vùng có những đều kiện phát triển KT-XH đặc biệt khó khăn so với các vùng khác trên cả nước.

2. Theo tác giả, trong bối cảnh chung về kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua cọng với những yếu tố ảnh hưởng nội tại mang tính đặc thù của vùng như đã được phân tích ở chương 2 (mục 2.4), thì kết quả thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc trong thời gian qua là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên so với những tiềm năng trong phát triển KT-XH của các tỉnh Tây Bắc, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác XĐGN đối với Tây Bắc thì kết quả trên vẫn chưa thực sự đạt được mong đợi của nhà nước và của người nghèo vùng Tây Bắc, điều này ảnh hưởng chung đến chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia cũng như của từng địa phương trong vùng. Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN ở Tây Bắc với những quan điểm, yêu cầu trong thực hiện chính sách XĐGN, luận án đã xây dựng hệ thống các giải pháp phù hợp với những điều kiện khách quan và và chủ quan của vùng nhằm giúp cho công tác thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc đạt được kết quả cao hơn, bền vững hơn đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

3. Với mục tiêu thực hiện chính sách XĐGN bền vững ở các tỉnh Tây Bắc đến năm 2020 và những năm tiếp theo, luận án đã nghiên cứu xây dựng hệ thống các giải pháp dựa trên cơ sở lý luận và tính thực tiễn nhằm nâng cao kết quả thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc. Hệ thống các giải pháp được tác giả nghiên cứu, xây dựng thành hai nhóm giải pháp cụ thể như sau.

- Nhóm những giải pháp chung (5 giải pháp lớn). Đây là những giải pháp chung về xóa đói giảm nghèo phù hợp với những điều kiện đặc thù của vùng cần phải được áp dụng thực hiện cho tất cả các địa phương ở Tây Bắc.

- Nhóm những giải pháp cụ thể áp dụng cho các bước trong quy trình thực hiện chính sách XĐGN (5 giải pháp lớn). Đây là những giải pháp được xây dựng dựa vào trình tự các bước trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách XĐGN đã được tác giả luận án xây dựng ở chương 2 (mục 2.3). Những giải pháp này nhằm tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho quá trình tổ chức thực hiện chính sách XĐGN ở Tây Bắc một mặt nó phù hợp với các bước trong quá trình tổ chức thực hiện mặt khác lại phù hợp với tính đặc thù về điều kiện thực tiễn của vùng trên cơ sở hướng đến kết quả đầu ra của quá trình thực hiện chính sách XĐGN.

Những giải pháp được nghiên cứu đề xuất trong chương 4 đã giải quyết được câu hỏi thứ 4 được đề cập trong phần câu hỏi nghiên cứu. Mặt khác nó cũng chứng minh giả thuyết nghiên cứu thứ 3 là hợp lý và phù hợp với những điều kiện đặc thù của các tỉnh Tây Bắc.

4. Với đặc thù là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất cả nước, để XĐGN bền vững ở cáctỉnh Tây Bắc, đòi hỏi cần phải có sự chung tay tích cực và có hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Tây Bắc, đòi hỏi cần phải có sự chung tay tích cực và có hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương và cả hệ thống chính trị trong đó có sự chủ động tích cực tham gia của chính người nghèo vào quá trình thực hiện chính sách nhằm XĐGN bền vững ở các tỉnh Tây Bắc trong thời gian tới luận án cũng đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Trung ương đến cơ sở và các tổ chức CT-XH về những cơ chế chính sách như: ưu tiên các chính sách đối với những địa bàn khó khăn nhất, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn

ở Tây Bắc; bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo; tăng cường công tác quản lý nhà nước, phân công, phân cấp cụ thể trách nhiệm; cơ chế phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức CT-XH...

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1.Một số kiến nghị của luận án

1.1.Đối với Quốc hội 1.2.Đối với Chính phủ 1.3.Đối với các địa phương

1.4.Đối với các tổ chức chính trị -xã hội ở địa phương 2.Kết Luận

Luận án, với đề tài "Thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc đến năm 2020", đã tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong tổ chức triển khai thực hiện XĐGN; đồng thời phân tích thực trạng thực hiện các bước trong quy trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN ở Tây Bắc trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện chính sách XĐGN ở Tây Bắc đến năm 2020. Những nội dung cụ thể mà luận án đã đạt được là:

Thứ nhất là hệ thống hóa và phân tích các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách XĐGN, trong đó tập trung xây dựng và phân tích khung lý thuyết về quy trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN. Điều này có ý nghĩa quan trọng làm nền tảng cho việc đánh giá quy trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN ở Tây Bắc trong thời gian qua đồng thời trên cơ sở đó có những

tổng kết, đánh giá về những ưu điểm hạn chết trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN ở tây bắc.

Thứ hai là thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm XĐGN của một số quốc gia trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm và khuyến nghị áp dụng cho các tỉnh Tây Bắc trong việc nâng cao kết quả và hiệu quả tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN và phát triển kinh tế xã hội.

Thứ ba là thông qua kết quả điều tra, khảo sát, phỏng vấn người dân, cán bộ quản lý các cấp, kết hợp với các số liệu thứ cấp để phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN từ khâu xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện cho đến khâu kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện chính sách XĐGN ở Tây Bắc trong thời gian qua. Mỗi khâu trong quy trình tổ chức thực hiện đều được đánh giá phân tích dựa trên hai khía cạnh là kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế từ đó làm tiền đề cho việc xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện chính sách XĐGN cho các tỉnhTây Bắc trong thời gian tới.

Thứ tư là từ việc khái quát hóa cơ hội, thách thức, xu hướng XĐGN ở Tây Bắc để đưa ra quan điểm, định hướng, yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao kết quả tổ chức triển khai thực hiện chính sách XĐGN và hướng tới giảm nghèo bền vững, đẩy nhanh tốc độ phát triển KT- XH ở Tây Bắc trong thời gian tới góp phần cùng với cả nước thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020 và những mục tiêu KT-XH những năm tiếp theo.

Kết quả nghiên cứu của luận án đã luận giải, chứng minh và trả lời được đầy đủ và sâu sắc các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong phần mở đầu của luận án. Với những phân tích, chứng minh về thực trạng tổ chức thực hiện chính sách XĐGN ở chương 3 cùng với những giải pháp ở chương 4 cho thấy giả thuyết nghiên cứu của luận án đã được chứng minh là phù hợp. Mục đích nghiên cứu của luận án đã đạt được ở cả hai phương diện lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách XĐGN ở các tỉnh Tây Bắc.

Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi không gian và thời gian khá rộng nhưng hệ thống số liệu thống kê nhất quán và liên tục. Tuy nhiên, dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành luận án nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước để hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiên cứu của mình./.

- Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài - Tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu Tom-tat-tieng-Viet1 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w