Phần Quang hình học, chương trình vật lý 11 nâng cao gồm có 2 chương là: Chương VI Khúc xạ ánh sáng và Chương VII: Mắt. Các dụng cụ quang học.
Nội dung chương VI Khúc xạ ánh sáng gồm
Hình 2.32: Xuất bài giảng ra file Flash
Hinh 2.34: Bài giảng đã hoàn thành
Hình 2.33: Thẻ Publish đang xử lí
GVHD: PGS TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh 38 SVTH: Trần Nhật Linh
§ 44. Khúc xạ ánh sáng § 45. Phản xạ toàn phần
§ 46. Bài tập về khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần Nội dung Chương VII: Mắt. Các dụng cụ quang học gồm: § 47. Lăng kính
§ 48. Thấu kính mỏng
§ 49. Bài tập về lăng kính và thấu kính mỏng § 50. Mắt § 51. Các tật của mắt và cách khắc phục § 52. Kính lúp § 53. Kính hiển vi § 54. Kính thiên văn § 55. Bài tập về dụng cụ quang
§ 56. Thực hành: Xác định chiết suất của nước và tiêu cự của thấu kính phân kì.
Theo phân phối chương trình hiện hành Phần này gồm 20 tiết, 10 tiết lí thuyết, 8 tiết bài tập và 2 tiết thực hành.
Mục tiêu của chương: Quang học là ngành học về các hiện tượng liên quan tới ánh sáng, các định luật quang học và dụng cụ quang học được sử dụng nhiều trong khoa học và đời sống. Chương trình quang học lớp 11 chỉ đề cập tới phần quang hình học, trong đó dung phương pháp hình học để lí giải các hiện tượng quang học.
GVHD: PGS TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh 39 SVTH: Trần Nhật Linh
Để xây dựng tốt các bài giảng E – Learning, ta cần phải chú ý các yêu cầu sau:
Đối với Chương VI Khúc xạ ánh sáng
Về kiến thức
- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng và viết được hệ thức của định luật này.
- Nêu được chiết suất tuyệt dối, chiết suất tỉ đối là gì.
- Nêu được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và chỉ ra sự thể hiện tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng.
- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng này.
- Mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được ví dụ về ứng dụng của cáp quang.
Về kỹ năng
- Vận dụng được hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng.
- Vận dụng được công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần. Đối với Chương VII: Mắt. Các dụng cụ quang học:
Về kiến thức
- Nêu được tính chất của lăng kính làm lệch tia sáng truyền qua nó.
- Nêu được tiêu diểm chính, tiêu diểm phụ, tiêu diện, tiêu cự của thấu kính là gì.
- Phát biểu được định nghĩa độ tụ của thấu kính và nêu được đơn vị đo độ tụ.
- Nêu được số phóng đại của ảnh tạo bởi thấu kính là gì.
- Nêu được sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn.
GVHD: PGS TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh 40 SVTH: Trần Nhật Linh
- Nêu được góc trông và năng suất phân li là gì.
- Trình bày các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão về mặt quang học và nêu tác dụng của kính cần đeo để khắc phục các tật này.
- Nêu được sự lưu ảnh trên màng lưới là gì và nêu được ví dụ thực tế ứng dụng hiện nay.
- Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính lúp, kính hiển vi và kính thiên văn.
- Trình bày được số bội giác của ảnh tạo bởi kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn là gì.
Về kĩ năng
- Vẽ được tia ló khỏi thấu kính hội tụ, phân kì và hệ hai thấu kính đồng trục.
- Dựng được ảnh của một vật thật tạo bởi thấu kính.
- Vận dụng các công thức về thấu kính để giải được các bài tập đơn giản. - Vẽ được ảnh của vật thật tạo bởi kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn và giải thích tác dụng tăng góc trông ảnh của mỗi loại kính.
- Xác định được tiêu cự của thấu kính phân kì bằng thí nghiệm.