V các biểu thức ngôn ngữ miêu tả THTM chỉ người phụ nữ

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong cung oán ngâm khúc và chinh phụ ngâm nhìn từ bình diện lý thuyết tín hiệu thẩm mĩ (Trang 25 - 26)

hiện ở cả tính hằng thể và biến thể; góp phần vào việc mở rộng, khắc sâu thêm bình diện cái được biểu đạt của hình tượng về người phụ nữ.

Đặc biệt là, các THTM biến thể từ vựng đã thể hiện được tính kế thừa nhưng cũng rất sáng tạo trong việc sử dụng chất liệu thơ ca truyền thống của dân tộc như những hình ảnh mang t nh ước lệ tượng trưng, t ch điển: hoa, nguyệt, ả Chức, chị Hằng, Tây Thi, má đào, đóa lê, đóa phù dung,... đã tạo nên một Nguyễn Gia Thiều và một Đặng Trần Côn mang đầy tính chất triết l nhân văn sâu sắc và một phong cách thơ độc đáo..

3.3.1.2. V các biểu thức ngôn ngữ miêu tả THTM chỉ người phụ nữ người phụ nữ

a. Các biểu thức ngôn ngữ miêu tả ngoại hình người phụ nữ

Điều dễ nhận thấy trong hai tác phẩm là các tác giả đã sử dụng biểu tượng thiên nhiên, đặc biệt biểu tượng “hoa” để miêu tả người phụ nữ trong tác phẩm. Người phụ nữ là bông hoa tinh túy nhất, ngọt ngào nhất trong vô số loài hoa của tạo vật. Vì thế, hình ảnh được đem ra so sánh với hoa mà ta bắt gặp nhiều nhất và cũng là ý nghĩa iểu trưng chủ yếu của từ “hoa”

là hình ảnh người phụ nữ đẹp.

b. Các biểu thức miêu tả chốn phòng thecủa người phụ nữ

Những tương tư, ham muốn ân ái được các tác giả thể hiện tế nhị qua các vật dụng liên quan đến chuyện phòng the.

Chinh phụ nhắc đến thoa, gương, nhẫn, chăn, màn, hương lửa. Cung nữ thì đề cập đến những đồ dùng dành cho các cung phi khi ngủ với vua như đệm hồng thúy, bóng bội hoàn, dương xa (xe dê). Nàng cũng nhắc đến “gối loan”, “chăn cù”, “gương loan”, “dãi đồng”. Những từ ngữ chỉ vật dụng phòng the này xuất hiện rất nhiều trong hai tác phẩm, tạo nên một không khí nhục cảm bao trùm:

c. Các biểu thức ngôn ngữ miêu tả về con người cô độc trong đêm tối

Xuyên suốt cả hai tác phẩm, đặt trong khung cảnh đêm tối, các tác giả lại sử dụng những hình ảnh gắn với khoảng thời gian trong đêm tối như “chiếc đèn”, “chiếc bóng”, “ánh trăng”, “bóng huỳnh”. Những hình ảnh này gợi lên cho người đọc sự cô đơn, trống vắng. Chinh phụcung nữ đều một mình đối diện với chiếc đèn, chiếc bóng, chỉ có những vật ấy mới hiểu hết tâm sự thầm kín của họ. Những hình ảnh này được lặp đi lặp lại trong hai khúc ngâm.

Người cung nữ mang vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa thời nàng còn xuân sắc - một mỹ nhân lừng danh trong thiên hạ nhưng nó mang đến cho nàng bất hạnh nhiều hơn những người phụ nữ ình thường khác. Trái lại, người chinh phụ có dung nhan diễm lệ, sống cuộc sống vương giả nhàn hạ. Nhưng thân phận nàng vẫn là người phụ nữ bình dân. Vì lẽ đó, cuộc sống, suy nghĩ của nàng sẽ khác rất nhiều so với người cung nữ trong cung cấm.

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong cung oán ngâm khúc và chinh phụ ngâm nhìn từ bình diện lý thuyết tín hiệu thẩm mĩ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)