Kinh nghiệm về tạo việc làm của một số địa phương

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 50 - 52)

1.5.1.1. Kinh nghiệm tạo việc làm của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 30 km và cách thủ đô Hà Nội 50 km theo đường bộ. Phía Đông Bắc giáp huyện Tân Yên, phía Đông giáp huyện Việt Yên, phía Nam giáp vùng đồng bằng châu thổ Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn của Hà Nội, phía Tây Bắc giáp các thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên.

Với lợi thế về địa bàn và giao thông thuận tiện, lại tiếp giáp với các vùng kinh tế lớn trong và ngoài tỉnh, Hiệp Hòa đã sử dụng nhiều cơ chế, chính sách nhằm tìm kiếm, thu hút, tạo điều kiện về cơ chế chính sách để phát triển kinh tế - xã hội huyện, đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần tạo nhiều chỗ làm việc mới:

Kinh nghiệm tạo việc làm ở huyện Hiệp Hòa là:

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Từ đó, chuyển dịch cơ cấu lao động sang làm việc trong ngành công nghiêp – xây dựng và dịch vụ.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo ra được nhiều việc làm tại chỗ.

- Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành nghề dịch vụ để thu hút lực lượng lao động có chất lượng.

- Thực hiện tốt công tác giáo dục - đào tạo nghề cho người lao động, dạy nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh.

1.5.1.2. Kinh nghiệm tạo việc làm ở huyện Thanh Miện, Hải Dương

Thanh Miện là một huyện của tỉnh Hải Dương. Nằm cách thành phố Hải Dương 30km và cách thủ đô Hà Nội hơn 50km, có nhiều đường quốc lộ chạy qua. Huyện là đầu mối giao lưu giữa các huyện thị trong tỉnh và các tỉnh Hưng Yên, Thái bình. Vị trí địa lý của huyện rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo được nhiều việc làm cho người lao động thông qua buôn bán hàng hóa - dịch vụ. Với vị trí như vậy thì đồng nghĩa với việc chính quyền huyện phải giải quyết tốt việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Kinh nghiệm tạo việc làm của huyện Thanh Miện, Hải Dương:

- Thanh Miện xác định: Ổn định quy mô dân số, phát triển dân số phải căn cứ và xuất phát từ sự phát triển của kinh tế và khả năng tạo việc làm. Đồng thời, có các chính sách hỗ trợ cho người lao động vay vốn nhằm phát triển các làng nghề truyền thống, các cơ sở dịch vụ - việc làm, phát triển kinh tế vườn, kinh tế hộ gia đình.

- Đào tạo nghề cho người lao động, điều chỉnh cơ cấu nghề hợp lý, đảm bảo cân đối lao động qua đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động. Tăng cường sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề, nhằm hạn chế những tiêu cực.

- Phát triển dịch vụ - việc làm: Thanh Miện đã đẩy mạnh công tác tư vấn lập các dự án tạo việc làm hoặc dự án tạo thêm việc làm như tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động lập các dự án vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư cho sản xuất nhằm tạo mở việc làm cho người lao động, tư vấn các vấn đề luật lao động liên quan đến việc làm như: vấn đề tuyển dụng và sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, kỷ luật lao động và các chế độ chính sách liên quan đến người lao động.

- Tăng cường xuất khẩu lao động: giải quyết việc làm theo hướng xuất khẩu lao động được nhiều nước trên thế giới áp dụng rất thành công. Huyện

Thanh Miện cũng đã rất thành công trong việc thực hiện tốt công tác này, nó không những góp phần giải quyết một phần lực lượng lao động thất nghiệp mà còn là một hướng đào tạo nghề hiệu quả, đồng thời góp phần tạo nguồn ngoại tệ và phát triển kinh tế của huyện Thanh Miện trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w