2) CÁCH KHÁM BỤNG:
KHÁM PHÁT HIỆN CỔ CHƯỚNG
1. Định nghĩa: là sự tích tụ dich trong khoang màng bụng.
Khối lượng dịch có thể nhiều hay ít và người ta có thể chia ra:
+ Cổ chướng tự do hay toàn thể: khi dịch chiếm toàn ổ bụng và tự do di chuyển trong toàn ổ bụng.
+ Cổ chướng khu trú: khi chất dịch bị giới hạn vào một phần hoặc một vị trí
nào đó trong ổ bụng.
2. Thăm khám phát hiện cổ chướng:
a. Nhìn:
- Tùy lượng dịch trong ổ bụng; tùy theo cổ trướng khu trú hay tự do mà hình dáng bụng khác nhau từ không thay đổi gì cho đến bụng phình to căng, bè
ra khi nằm kèm rốn đầy, phẳng hoặc lồi ra.
- Tuần hoàn bàng hệ
b. Sờ:
- Dich ít không thấy gì đặc biệt.
- Dịch trung bình, nhiều và tự do bụng căng nhiều hoặc ít tùy lượng dịch.
- Tìm dấu hiệu sóng vỗ thấy dương tính: người phụ chặn bàn tay lên đỉnh ổ
búng vào thành bên đối diện, se? thấy có cảm giác sóng dội vào lòng bàn tay bên
đối diện,
- Tìm dấu hiệu cục đá nổi: lấy tay ấn nhanh vào thành bụng , sẽ đụng vào một
vật cứng rồi biến mất ngay, giống như cục nước đá hoặc quả trứng nổi trong nước
. Dấu hiệu cục đá dương tính chứng tỏ có một khối u tự do nổi trong dịch cổ trướng ( thường là lách to).
- Cổ trướng khu trú: Thành bụng chổ mềm chổ căng hoặc cứng. Dấu hiệu sóng
vổ cũng có thể dương tính (+) nếu dịch nhiều.
c. Gõ: Là phương pháp xác định cổ trướng quang trọng nhất. Có nhiều cách gõ:
* Theo hình nan hoa, vành xe đạp mà rốn là trung tâm.
* Gõ theo đường song song theo chiều dọc bắt đầu từ đường trắng giữa.
* Gõ theo đường song song theo chiều ngang từ thượng vị xuống. Cần gõ 2 tư
thế nằm ngửa rồi nằm nghiêng 2 bên.
* Lượng dịch ít: Vùng đục ở thấp vùng trong ở trên, vùng đục thường bé, vùng trong rộng hơn, khi thay đổi tư thế nằm nghiêng 2 bên seơ thấy hiện tượng này roơ hơn. Nếu lượng dịch quá ít phải để bệnh nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi cho ḍch tập trung xuống vùng hạ vi, hoặc bảo bệnh nhân nằm xấp chống 4 chi, dịch sẽ tập
trung vùng rốn, gõ ở đó sẽ thấy đục.
* Lượng dịch trung bình, nhiều và tự do: Hiện tượng vùng dịch ở thấp, vùng trong
ở trên càng rõ, càng nhiều dịch càng rõ. Vùng đục rộng , vùng trong hẹp khu trú ở
rốn hoặc thượng vị. Giới hạn vùng đục, vùng trong ở tư thế nằm ngửa là một đường cong quay xuống phía hạ vị.
* Cổ trướng khu trú:vùng đục vùng trong không thay đổi khi thay đổi tư thế bệnh
nhân.