Photpho là một dưỡng chất cần thiết cho sinh vật. Nó tồn tại trong nước dưới cả hai dạng là hòa tan và phần tử hạt. Nguồn photpho tự nhiên chủ yếu đến từ quá trình phong hóa quặng photphorus và phân hủy các chất hữu cơ. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt (đặc biệt là những loại có chứa chất tẩy rửa), nước thải công nghiệp và dòng chảy phân bón cũng làm tăng lượng photpho trong nước mặt. Trong nước sạch, photpho ở nồng độ thấp vì nó được cây trồng hấp thụ chủ động. Nồng độ photpho cũng có sự biến động theo mùa ở các vùng nước mặt.
Vì là một thành phần thiết yếu của chu kỳ sinh học trong nước nên photpho thường được quan tâm trong các cuộc điều tra chất lượng nước hoặc các chương trình giám sát. Nồng độ cao của phosphat (PO3-
4) có thể cho biết sự hiện diện của ô nhiễm và tình trạng thiếu oxi trong nước (D.Chapman and V.Kimstach, 1996).
43
Hình 4.6: Biểu đồ phân cấp lượng photphat trong nước ở 2 tiểu lưu vực theo tháng
Kết quả cho ta thấy rằng chất lượng nước nói chung của hồ Dầu Tiếng là khá xấu, nguyên nhân khiến cho chất lượng nước ở các tiểu lưu vực nói riêng và hồ Dầu Tiếng nói chung trở nên xấu như thế chính là hàm lượng nitrat quá cao, nguyên nhân là do canh tác nông nghiệp và hoạt động chăn nuôi của con người. Còn các thông số khác như nồng độ oxy trong nước, lượng nitrit, ammoni và photpho đều rất tốt mặc dù có vài tháng hàm lượng nitrit, ammoni và photpho tăng nhưng hầu như không đáng kể. Trong đó lượng ammoni là gia tăng cao nhất, nguyên nhân là do lượng chất thải trong sinh hoạt của con người bị chảy vào hồ do mưa (tháng 6 có lượng ammoni cao nhất trong năm và ammoni cao vào mùa mưa), phần khác là do sinh hoạt của con người trên lòng hồ.
44
Chương 5:
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ