7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Đo lường, đánh giá rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
1.2.3.1.Đo lường, đánh giá rủi ro
Để rà soát, phát hiện đối tượng có dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu, cơ quan Hải quan sử dụng các kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro với các nội dung cụ thể như sau:
Xác định phạm vi, lĩnh vực cần thực hiện phân tích và đánh giá rủi ro;
Xác định nhu cầu về thông tin;
Thực hiện phân tích thông tin, xác định các dấu hiệu rủi ro trên cơ sở thông tin thu thập về hoạt động xuất nhập khẩu và các thông tin khác có liên quan;
Xác định đối tượng rủi ro/ có dấu hiệu rủi ro và tần suất, mức độ (hậu quả) liên quan trên cơ sở kết quả tổng hợp, sàng lọc, đối chiếu, xác minh thông tin về các dấu hiệu rủi ro;
So sánh, đối chiếu kết quả nêu trên với các văn bản quy định, hướng dẫn có liên quan, với Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro và mục tiêu kiểm soát đối với hàng hóa, tuyến, địa bàn, lĩnh vực rủi ro cao để đưa ra biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp.
1.2.3.2 Phân tích sau bắt giữ
Nhằm có thể đánh giá hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện kiểm soát rủi ro theo các chương trình, kế hoạch đã đặt ra và giúp làm rõ nguyên nhân, phương thức thủ đoạn và các yếu tố khác liên quan để từ đó hỗ trợ đưa ra cảnh báo rủi ro, cũng như điều chỉnh và định hướng việc áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro, cơ quan Hải quan áp dụng kỹ thuật phân tích sau bắt giữ của các vụ việc mang tính chất điển hình, phức tạp, quy mô lớn.
Kết quả của công tác phân tích sau bắt giữ làm nổi bật về đối tượng, phương thức, thủ đoạn vi phạm, đánh giá xu hướng vi phạm trong thời gian
tiếp theo, hơn nữa là có thể làm rõ được các dấu hiệu về hành vi vi phạm hoặc nguy cơ vi phạm cũng như sở hở, thiếu sót về chính sách, quy định của pháp luật, quy trình, thủ tục hải quan và trong việc thực hiện các biện pháp quản lý hải quan. Từ đó, giúp cho xây dựng những phương án, biện pháp cụ thể để có thể kiểm soát rủi ro, khắc phục sơ hở, thiếu sót như đã nêu trên.