Thực trạng truyền thông văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TM&XNK

Một phần của tài liệu Le Thi Dung (Trang 77 - 78)

7. Kết cấu luận văn

2.3.4. Thực trạng truyền thông văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TM&XNK

Viettel

- Nội dung truyền thông tại Công ty TM&XNK Viettel

Trải qua 18 năm xây dựng, trưởng thành, văn hoá Viettel tại Công ty TM&XNK Viettel đã được xây dựng, đúc rút, hoàn thiện qua các thế hệ nối tiếp nhau. Các giá trị ngày càng mang tính phổ quát cao, được kiểm nghiệm qua thực tiễn lao động sản xuất và trở thành một phần trong tình cảm, nhận thức và hành động của cán bộ công nhân viên.

Cán bộ, công nhân viên khi bắt đầu gia nhập vào ngôi nhà chung Viettel đều được đào tạo lại, trong đó, các giá trị cốt lõi nền tảng là một nội dung đào tạo bắt buộc. Học viên được nghiên cứu, học tập và được đánh giá chặt chẽ, công bằng. Với quan điểm, người Viettel trước hết phải là những người phù hợp với văn hoá, cách làm của Viettel, các kỹ năng, nghiệp vụ đều có thể đào tạo được, nhưng sự phù hợp chính là yếu tố quyết định có thể tồn tại và phát triển trong ngôi nhà chung Viettel của những người mới.

- Hình thức truyền thông:

Thông qua lao động sản xuất, người lao động sẽ tiếp tục được truyền thông, được truyền lửa từ các cấp lãnh đạo. Hàng năm, các hoạt động văn hoá bổ trợ sẽ được tổ chức có hệ thống, bài bản. Các bài giảng về đạo đức Người Viettel, văn hoá Viettel là những nội dung bắt buộc, các cấp lãnh đạo là người

trực tiếp lên đoàn…Qua đó, truyền thông cho cán bộ nhân viên nhận thức đúng, hành động đúng. Cuối năm cán bộ nhân viên đều phải trải qua kỳ thi kiểm tra về văn hoá, truyền thống, nhận thức về những mục tiêu, chiến lược của Công ty, Tập đoàn, giữ gìn và phát triển những giá trị, bản sắc văn hoá của Công ty, Tập đoàn (qua hệ thống Elearning).

Ngoài ra, trên website nội bộ, có một chuyên mục riêng về văn hoá Công ty, có những bài phân tích sâu về từng giá trị, phương châm hành động, phản ánh những gương tiêu biểu, những hành động xấu xí…

- Thời điểm truyền thông:

Ngoài việc truyền thông thường xuyên như đào tạo cho nhân viên mới, lên lớp giáo dục theo bộ giáo án hàng tháng, tổ chức đối thoại thường kỳ, duy trì chuyên mục văn hoá trên các ấn phẩm…trước các sự kiện lớn như thay đổi mô hình tổ chức, trước khi bước vào thực hiện các nhiệm vụ mới, nhiệm vụ khó, lãnh đạo Công ty thường tổ chức truyền thông, làm công tác tư tưởng và giải đáp những vấn đề liên quan đến nhận thức, tư tưởng và văn hoá cho toàn thể cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu Le Thi Dung (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w