6. Cấu trúc báo cáo
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng
ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu hàng nông sản. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cũng tác động tích cực đến xuất khẩu hàng nông sản (Ngô Thị Mỹ, 2016). Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài, tác giả chỉ đưa vào năm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam là: Quy mô kinh tế, khoảng cách địa lý, đất đai, tình trạng tiếp giáp biển và khoảng cách văn hoá. Trong đó, đất đai được xem là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với xuất khẩu hàng nông sản vì việc sản xuất mặt hàng này phụ thuộc tương đối nhiều vào các điều kiện tự nhiên như đất đai, thổ nhưỡng.
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đ ến tiềm năng xuất khẩu xuất khẩu
Cho đ ến nay, tiềm năng xuất khẩu đã đư ợc đ ề cập, thảo luận suốt một thời gian dài trong các nghiên cứu về thương mại quốc tế. Xét về phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tiềm năng xuất khẩu có thể được phân loại vào hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các nghiên cứu cố gắng ước lượng hiệu quả xuất khẩu hoặc tiềm năng xuất khẩu hoặc cả hai vấn đề. Trong nhóm này, các nghiên cứu lại được chia thành hai trường phái theo hai cách tiếp cận khác nhau đ ể ước lượng hiệu quả và tiềm năng xuất khẩu. Cách tiếp cận đầu tiền dựa trên mô hình trọng lực cổ điển (Egger, 2002; Gros and Gonciarz, 1996; Nilsson, 2000). Tuy nhiên, vấn đ ề nảy sinh trong cách tiếp cận này là phương pháp bình phương tối thiểu chỉ ước lượng được giá trị trung bình của bộ dữ liệu, trong khi tiềm năng thương mại lại liên quan đến giới hạn trên của bộ dữ liệu. Cách tiếp cận thứ hai dựa vào phân tích biên ngẫu nhiên (Viorica, 2015) nhằm giải quyết vấn đ ề giới hạn trên của bộ dữ liệu vừa nêu trên. Nhóm thứ hai đã vượt ra ngoài việc ước lượng tiềm năng thương mại. Các nhà nghiên cứu thuộc nhóm này đã b ổ sung thêm một
phương trình hồi quy để phân tích các nhân tốc tác động đến hiệu quả thương mại (đã tính được bằng phân tích biên ngẫu nhiên kể trên) (Drysdale và cộng sự, 2012). Họ phát hiện ra rằng tự do kinh tế, việc là thành viên của các liên kết kinh tế và quy tắc xuất xứ là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đ ến hiệu quả thương mại. Do giới hạn của dữ liệu và mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn các biến sau để đánh giá tác động đến tiềm năng xuất khẩu:
- Sự phát triển của thị trường tài chính:
Sự phát triển của thị trường tài chính được thể hiện qua trình độ phát triển và sự ổn định của thị trường này. Thị trường tài chính càng phát triển thì các hãng càng dễ tiếp cận các khoản vay phục vụ sản xuất và xuất khẩu hàng hoá. Bên cạnh đó, sự ổn định của thị trường tài chính cũng giúp các hãng chủ động hơn trong việc lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh của mình. Tóm lại, sự phát triển của thị trường tài chính thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá. Ngược lại, sự bất ổn, không dự đoán được của thị trường này sẽ tác động tiêu cực đến thương mại quốc tế. Nói tóm lại, đề này kỳ vọng sự phát triển của thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá trị xuất khẩu.
- Tự do thương mại:
Tự do thương mại phản ánh mức độ tự do về thương mại của một quốc gia trong nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ từ các quốc gia khác và tiêu chuẩn của sự tác động qua lại một cách tự do giữa người mua và người bán trong thương mại quốc tế (Heritage Foundation, 2008). Theo Riley và Miller (2015), các quốc gia có tự do thương mại ở mức cao thường có GDP bình quân đầu người cao và môi trường kinh doanh minh bạch hơn các quốc gia có mức độ tự do thương mại thấp. Vì thế, những nước này thương được xem là các đối tác lý tưởng đối với các nước xuất khẩu. Nói tóm lại, tự do thương mại được kỳ vọng có tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu.
- Sự sẵn sàng về công nghệ:
Sự sẵn sàng về mặt công nghệ phản ánh nguồn lực công nghệ của một quốc gia, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin và sự chấp nhận công nghệ. Công nghệ thông tin làm giảm chi phí thương mại (Hortaçsu và cộng sự, 2009; Lendle và Vézina, 2015). Tiến bộ công nghệ cũng tạo đi ều kiện thuận lợi để phát triển sác sản phẩm mới và cải tiến quy trình hoạt động, giúp một quốc gia trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế (Chung và cộng sự, 2013; Somers, 1962). Do đó, sự sẵn sàng về công nghệ càng cao thì xuất khẩu càng tăng.
- Tự do lao động:
Tự do lao động đề cập đến hàng loạt khía cạnh liên quan đến nền tảng luật pháp và các quy định về thị trường lao động của một quốc gia. Luật về giờ làm việc tối đa và tiền lương tối thiểu có thể làm giảm năng suất lao động và tăng chi phí sản xuất và xuất khẩu. Thêm vào đó, các quy đ ịnh về tiêu chuẩn lao động còn được sử dụng như những biện pháp bảo hộ trong thương mại quốc tế. Ví dụ, quy đ ịnh về quyền tổ chức và đàm phán t ập thể có tác động tiêu cực đến xuất khẩu (Hasnat, 2002). Vì thế, có thể giả định rằng việc can thiệp vào thị trường lao động của chính phủ càng nhiều, đồng nghĩa với thị trường lao động càng ít tự do sẽ cản trở xuất khẩu của một nước đạt được mức tiềm năng của nó.
Nói tóm lại, dựa vào phân tích lý thuyết ở phần trên, đề tài giả định rằng sự phát triển của thị trường tài chính, tự do thương mại, sự sẵn sàng về công nghệ và tự do lao động sẽ có ảnh hưởng thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia. Xét riêng các mặt hàng nông sản, việc sử dụng các yếu tố này cũng rất phù hợp với đ ặc đi ểm riêng của sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này, cụ thể là: Sản xuất và xuất khẩu quy mô lớn các sản phẩm nông
nghiệp đòi h ỏi vốn lớn. Ngoài ra, hàng nông sản xuất khẩu thường phải đối mặt với các rào cản thương mại của nước nhập khẩu, đặc biệt là các rào cản phi thuế quan như rào cản kỹ thuật, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy đ ịnh về kiểm dịch… thậm chí có cả các quy đ ịnh về sử dụng lao đ ộng trong sản xuất và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản. Đặc biệt, sản xuất nông sản trong thời đ ại cách mạng công nghệ hiện nay không thể tách biệt khỏi các ứng dựng khoa học công nghệ để tăng hiệu quả. Chính vì vậy, đề tài tập trung phân tích tác động của các yếu tố như sự phát triển của thị trường tài chính của nước xuất khẩu, mức độ tự do thương mại của nước nhập khẩu, mức độ sẵn sàng về công nghệ của nước xuất khẩu và mức độ tự do lao động của nước xuất khẩu đến tiềm năng thương mại đến tiềm năng xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàn g nông sản nói riêng.
Tổng kết lại, nghiên cứu tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và tiềm năng xuất khẩu hàng hoá giúp đưa ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, mô hình trọng lực thường được ứng dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến x uất khẩu hàng hoá. Trên cơ sở mô hình trọng lực truyền thống, các tác giả đã mở rộng thêm bằng cách đưa vào mô hình truyền thống những nhân tố mới như tình trạng tiếp giáp biển, sự tương đồng về quy mô kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, khoảng cách văn hoá, đất đai , tỷ giá hối đoái, chất lượng thể chế, ngôn ngữ chung… bên cạnh các nhân tố truyền thống như quy mô kinh tế, khoảng cách địa lý…Thứ hai, chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của các nhân tố như sự phát triển của thị trường tài chính của nước xuất khẩu, mức độ tự do thương mại của nước nhập khẩu, mức độ sẵn sàng về công nghệ của nước xuất khẩu và mức độ tự do lao động của nước xuất khẩu đến tiềm năng thương mại đến tiềm năng xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng nông sản của Việt Nam nói riêng. Thứ ba, xét về mặt phương pháp nghiên cứu, hàng loạt vấn đề của dữ liệu bảng như vấn đề nội
sinh, tương quan chuỗi, phương sai sai số thay đổi, bỏ sót biến quan trọng của vẫn chưa được giải quyết triệt để trong các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU