- Thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu đã nghiên cứu có liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội, môi trường và công tác quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Phương pháp so sánh: Từ các số liệu của Trung tâm Tài nguyên và BVMT đưa ra kết luận về các thành phần môi trường. So sánh với TCVN, QCVN để đưa ra nhận xét về hiện trạng môi trường thành phố.
- Tổng hợp các dữ liệu, số liệu lập báo cáo kết quả phân tích theo từng đợt quan trắc.
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Từ các số liệu , thông tin thu thập được, thống kê lại toàn bộ các số liệu phục vụ cho công việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực thành phố Thái Nguyên từ đó đề xuất một số phương hướng phù hợp với thực tế địa phương.
3.3.3.Phương pháp liệt kê
Đưa ra đầy đủ các số liệu cụ thể.
Thu thập số liệu liên quan phân loại thành từng nhóm số liệu cần dùng 3.3.4. Phương pháp tổng hợp so sánh
Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Việt Nam đưa ra kết luận về hiện trạng môi trường không khí thành phố Thái Nguyên.
3.3.5. Phương pháp viễn thám và GIS Tích hợp số liệu.
3.3.6 Phương pháp mô hình hóa
Các bước tạo bản đồ hiện trạng môi trường không khí thành phố Thái Nguyên.[4]
B1: Khởi động phần mềm ArcMap 10.1 B2: Nhập số liệu
- Nhập bản đồ số thành phố Thái Nguyên - Nhập tọa độ các điểm quan trắc
- Tạo trường điểm quan trắc
- Nhấp các số liệu thu thập tai thực địa vào ArcMap B3: Tạo bản đồ hiện trạng
- Sử dụng các lệnh thành lập vùng ảnh hưởng của các chỉ tiêu quan trắc tại các khu vực quan trắc.
+ Tạo vùng ảnh hưởng lên bản đồ số tại các khu vục quan trắc bằng idw (3D Analyst)
+ Cắt vùng ảnh hưởng của khu quan trắc tới thành phố Thái Nguyên bằng các thao tác
Arc toolbox/ Data management tools/ Raster/ Raster propessing/ Clip.
- Trang trí bản đồ.
Viết tên bản đồ và chú thích.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả quan trắc
4.1.1. Vị trí quan trắc
Khóa luận tiến hành quan trắc và đo đạc tại 7 điểm. Các điểm quan trắc được phân bố đều trên địa bàn thành phố để đánh giá chất lượng môi trường không khí toàn thành phố. Điều này đảm bảo số liệu thu được bao quát chung cho hiện trạng môi trường của toàn thành phố Thái Nguyên
Vị trí lấy mẫu thể hiện trong bảng sau
Bảng 4.1.Vị trí các điểm quan trắc môi trường không khí thành phố Thái Nguyên (Nguồn: Trung tâm quan trắc và công nghệ và môi trường Thái Nguyên năm 2014)
STT Kí hiệu Vị trí Kinh độ Vĩ độ
1 KK1 Đường tròn Gang Thép 590758 2382142
2 KK2 Khu vực công ty Gang Thép (cổng cân) 589471 2383585
3 KK3 UBND phường Gia sàng 587948 2386462
4 KK4 Tổ 5 phường Phú Xá 587422 2384856
5 KK5 Cổng trường Đại học sư phạm Thái
Nguyên 585297 2388918
6 KK6 Ngã ba Quán Triều 583578 2389966
7 KK7 Tổ 19 phường Tân Long 581866 2391221
Hình 4.1. Bản đồ điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí Thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái nguyên
4.1.2. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí
Các thông số đo được là SO2, NOx, CO, bụi tổng số TSP, PM10, Pb, Cd, Mn, As, tiếng ồn. Quá trình quan trắc được tiến hành theo đúng tiêu chuẩn TCVN. Kết quả phân tích và đo dạc được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng không khí thành phố Thái Nguyên năm 2011
Chi tiêu phân tich
Đơn vị Kí hiệu TCVN
Kv1 Kv2 Kv3 Kv4 Kv5 Kv6 Kv7
CO Mg/m3 20 19 21 22 18 19 20 30
SO2 Mg/m3 0.057 0.043 0.068 0.05
1
0.04 2
0.046 0.049 0.35
NO2 Mg/m3 0.067 0.056 0.051 0.05
9
0.05 6
0.065 0.057 0.2
Pb Mg/m3 0.002 0.004 0.004 0.00
4
0.00 3
0.003 0.002 0.015
Bụi TSB Mg/m3 0.26 0.372 0.23 0.34 0.38 0.415 0.435 0.3
Bụi PM10 Mg/m3 0.21 0.23 0.3 0.22 0.29 0.3 0.38 0.15
Ồn dBA 69.2 67.7 67.7 59.3 59.9 69 65.5 70
(Nguồn: Trung tâm quan trắc và công nghệ và môi trường Thái Nguyên năm 2011) Bảng 4.3. kết quả phân tích chất lượng không khí thành phố Thái Nguyên năm 2012
Chi tiêu phân tích
Đơn vị Kí hiệu TCVN
Kv1 Kv2 Kv3 Kv4 Kv5 Kv6 Kv7
CO Mg/m3 20 21 19 18 21 20 22 30
SO2 Mg/m3 0.053 0.057 0.047 0.047 0.054 0.055 0.064 0.35 NO2 Mg/m3 0.063 0.064 0.046 0.053 0.052 0.056 0.058 0.2 Pb Mg/m3 0.001 0.002 0.0035 0.0032 0.0023 0.0028 0.003 0.015
Bụi TSB Mg/m3 0.22 0.34 0.176 0.185 0.4 0.54 0.36 0.3
Bụi PM10
Mg/m3 0.168 0.21 0.2 0.23 0.31 0.29 0.27 0.15
Ồn dBA 70.75 71.4 66.2 60.5 74.1 72.3 71.6 70
(Nguồn: Trung tâm quan trắc và công nghệ và môi trường Thái Nguyên năm 2012)
Bảng 4.4 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí thành phố Thái Nguyên năm 2013
Chi tiêu phân tich
Đơn vị Kí hiệu TCVN
Kv1 Kv2 Kv3 Kv4 Kv5 Kv6 Kv7
CO Mg/m3 18 20 22 21 17 20 20 30
SO2 Mg/m3 0.036 0.026 0.078 0.026 0.023 0.024 0.066 0.35 NO2 Mg/m3 0.072 0.073 0.05 0.043 0.073 0.073 0.06 0.2 Pb Mg/m3 0.001 0.004 0.003 0.001 0.0025 0.003 0.002 0.015 Bụi TSB Mg/m3 0.268 0.273 0.15 0.147 0.37 0.487 0.392 0.3 Bụi PM10 Mg/m3 0.2 0.21 0.17 0.26 0.286 0.3 0.287 0.15
Ồn dBA 72.37 73.95 71.95 59.9 76.78 75.35 73.86 70
(Nguồn: Trung tâm quan trắc và công nghệ và môi trường Thái Nguyên năm 2013) Nhận xét: Trong 3 năm 2011, 2012, 2013 nhìn vào 3 bảng ta thấy các chỉ tiêu tăng từ năm 2011 đến 2013 nhưng vân trong độ giới hạn cho phép ngoại trừ bụi và tiếng ồn cao hơn giơi hạn cho phép.
Bảng 4.5. kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí trung bình của thành phố Thái Nguyên trung bình năm 2011, 2012, 2013
Chi tiêu phân tich
Đơn Vị Kí hiệu TCVN
Kv1 Kv2 Kv3 Kv4 Kv5 Kv6 Kv7
CO Mg/m3 19.3 20 20.6 20.3 17.1 19.3 20.6 30
SO2 Mg/m3 0.048 0.046 0.047 0.042 0.037 0.0417 0.06 0.35 NO2 Mg/m3 0.067 0.064 0.049 0.051 0.06 0.064 0.058 0.2
Pb Mg/m3 0.001
3
0.003 0.0038 0.002 7
0.0026 0.0023 0.0023 0.015
Bụi TSB Mg/m3 0.25 0.33 0.19 0.22 0.38 0.48 0.392 0.3
Bụi PM10 Mg/m3 0.2 0.21 0.223 0.4 0.286 0.3 0.287 0.15
Ồn dBA 70.8 71 68.3 59.9 70.3 72.2 70.3 70
4.1.3. Đánh giá chất lượng môi trường không khí theo chỉ tiêu riêng lẻ 4.1.3.1. Thông số CO.
Khí CO là loại khí không màu, không mùi, không vị. Nó được sinh ra từ sự đốt cháy các vật liệu có chứa cacbon và chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các chất khí gây ô nhiễm môi trường không khí. [3]
Biểu đồ 4.1: Nồng độ khí CO thành phố Thái Nguyên năm 2011 2012 2013 Nhận xét:
Nồng độ CO tại khu vực thành phố Thái Nguyên của 3 năm là 19.64 mg/m3 thấp hơn TCVN. Ta thấy tại tất cả các điểm quan trắc nồng độ CO đều dưới ngưỡng TCCP của TCVN trung bình 1h là 30 mg/m3. Nồng độ CO dao động khoảng 17 – 22 mg/m3. Nồng độ CO nhỏ nhất là 17 mg/m3 (điểm số 5 – cổng trường đại học sư phạm Thái Nguyên năm 2013). Nồng độ CO cao nhất là 22 mg/m3 (điểm số 3 – UBND phường Gia Sàng năm 2013) và (điểm số 7- tổ 14 phường Tân Long năm 2012). Như vậy, môi trường thành phố Thái Nguyên vẫn kiểm soát được mức ô nhiễm khí CO ở mức giới hạn.
4.1.3.2. Thông số SO2
Khí SO2 là loại khí không màu, không cháy, có vị hăng cay khi có nồng độ trong không khí khoảng 1ppm. Khí được sinh ra bởi quá trình đốt cháy than và xăng dầu hay quá trình phân hủy các chất hữu cơ.[3]
Biểu đồ 4.2: Nồng độ khí SO2 thành phố Thái Nguyên năm 2011, 2012, 2013 Nhận xét:
Nồng độ SO2 tại khu vực thành phố Thái Nguyên trung bình của 3 năm là 0.046 mg/m3. Dựa vào biểu đồ ta thấy nồng độ SO2 dao động từ 0.023 (tại điểm số 5- cổng trường đại học sư phạm Thái Nguyên năm 2013) đến 0.066 (tại điêm số 7- tổ 14 phường Tân Long năm 2013). Nồng độ SO2 TCVN là 0.35. Năm 2013 tại điểm số 5 co nồng độ giảm thấp nhất so với các điểm của các năm. Nhưng năm 2013 tại điêm số 3 có nồng độ vượt cao nhất so với các khu vực quan trắc. Như tất cả các khu vực vẫn dưới mức quy định của TCVN, vì vậy môi trường thành phố Thái Nguyên vẫn kiểm soát được nồng độ khí SO2. dưới mức độ cho phép.
4.1.3.3. Thông số NO2
Hằng năm, do hoạt động sản xuất của con người sản sinh ra khoảng 4,8 triệu tấn NO2, khí NO2 thường tồn tại trong khí quyển khoảng 4 - 5 ngày.
Biểu đồ 4.3: Nồng độ khí NO2 thành phố Thái Nguyên năm 2011, 2012, 2013
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ ta thấy nồng độ NO2 thấp nhất 0.043 mg/m3 (tại điểm số 4- tổ 5 phường Phú Xá năm 2013). Nồng độ cao nhất 0.073 mg/m3 (tại điểm số 2 – công ty Gang Thép khu cổng cân,tại điểm số 5 – cổng trường đại học sư phạm Thái Nguyên, điểm số 6 – ngã ba Quan Triều). Năm 2013 là năm tăng cao nộng độ NO2
tại 3 điểm số 2,5,6 nhưng vẫn dưới mức quy định TCVN 0.2 mg/m3. Từ đó ta thấy thành phố Thái Nguyên vẫn kiểm soát tốt nồng độ khí NO2.
4.1.3.4. Thông số tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc nghỉ ngơi của con người. Hay là nhưng âm thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn , vượt quá sức chịu đụng của con người. Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tùy thuộc từng người mà có cảm nhận tiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng sẽ khác nhau.[6]
Biểu đồ 4.4: Tiếng ồn thành phố Thái Nguyên năm 2011, 2012, 2013 Nhận xét:
QCVN26:2010 BTNMT quy định nồng độ tiếng ồn là 70dBA. Nhìn vào biểu đồ ta thấy nồng độ tiếng ồn tăng cao ở tất cả các điểm quan trắc vươt ngưỡng cho phép với nồng độ cao nhất là 76.78 dBA tại (điểm số 5 – cổng trường đại học sư phạm Thái Nguyên) mức thấp nhất 59.9 dBA tại ( điểm số 4 – tổ 5 phường Phú Xá).
Tất cả các điểm đếu vượt quá mức giới hạn trừ điểm số 4. như vậy ta thấy thành phố Thái Nguyên đã bi ô nhiễm tiếng ồn từ 6h đến 21h theo QCVN.
4.1.3.5. Thông số bụi tổng số TSP
Bụi tổng số TSP: Bao gồm các sol khí và bụi lơ lửng. Các sol khí và bụi lơ lửng có tác dụng hấp thụ ánh sáng mặt trời, mang theo các chất độc hại đối với con người và ảnh hưởng tới hô hấp. Bụi được chia theo kích thước của hạt bụi. Mỗi loại bụi với các kích thước khác nhau có thể gây tác hại khác nhau đối với hệ hô hấp của con người.[3]
Biểu đồ 4.5: Bụi tổng số TSP thành phố Thái Nguyên nam 2011, 2012, 2013
Nhận xét:
Theo TCVN 5937 - 2005, tiêu chuẩn cho phép đối với bụi lơ lửng tổng số trung bình 1h là 0,3 mg/m3.
Bụi lơ lửng tại thành phố Thái Nguyên trong 3 năm có nồng độ cao nhất 0,54 mg/m3 tại (điểm số 6 – ngã ba Quan Triều năm 2012). Nồng đọ thấp nhất 0,147 mg/m3 tại (điểm số 4 – tổ 5 phường Phú Xá nam 2013). Nhìn biểu đồ ta thấy nồng độ bụi tại các điểm quan trắc đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tại điểm 5,6,7 có nồng độ vượt cao hơn nồng độ tiêu chuẩn trong cả 3 năm. Điều này chứng tỏ thành phố Thái Nguyên đã ô nhiễm bụi vượt 1.8 lần cho phép tại điểm có nồng độ cao nhất.
4.1.3.6. Thông số bụi Pb
Biểu đồ 4.6: Bụi Pb thành phố Thái Nguyên năm 2011, 2012, 2013 Nhận xét:
Theo TCVN bụi Pb có giới hạn cho phép là 0.015 mg/m3. nhìn vảo biểu đồ ta thấy nồng độ bụi đều dưới mức cho phép. Nồng độ cao nhất 0.004mg/m3 tại (điểm số 2 – cổng công ty Gang Thép khu cổng cân năm 2011, 2013, điểm số 3 – UBND phường Gia Sàng năm 2011, điểm số 4 – tổ 5 phường Phú Xá năm 2011). Điểm thấp nhất 0.001 mg/m3 tại (điểm số 1- đường tròn Gang Thép năm 2012, 201, điểm số 4 – tổ 5 phường Phú Xá năm 2013). Như vậy bụi Pb tại thành phố Thái Nguyên vẫn dưới mức tiêu chuẩn thấp hơn 3,75 lần tại điểm có nồng độ cao nhất.
4.1.3.7. thông số bụi PM 10.
Biểu đồ 4.7. Bụi PM 10 thành phố Thái Nguyên năm 2011, 2012, 2013 Nhận xét:
Nồng độ bụi PM 10 theo TCVN 0.15 mg/m3. Từ biểu đồ thị ta thấy lượng bụi tất cả các điểm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Điểm có nồng độ cao nhất 0.38mg/m3 tại (điểm số 7 – tổ 14 phường Tân Long năm 2011). Nồng độ thấp nhất 0.17 mg/m3 tại (điểm số 2 – công ty gang thép khu cổng cân năm 2012, điểm số 3 – UBND phường Gia Sàng năm 2013). Ta thấy nồng độ bụi tại thành phố Thái
Nguyên cao hơn mức tiêu chuẩn 2,5 lần so với TCVN. Chứng tỏ khu vực thành phố đã bị ô nhiễm bụi.
Nhận xét:
So sánh kết quả phân tích 7 mẫu không khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên với TCVN 5937 - 2005 cho thấy. Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên các chỉ tiêu vẫn dưới mức TCVN cho phép ngoai trừ bịu và tiếng ồn vượt mức tiêu chuẩn. Đăc biệt tại các nút giao thông trọng điểm của thành phố (điểm số 5, 6, 7) nơi đây có mật độ giao thông dầy đặc nên môi trường ô nhiễm bụi và tiếng ồn cao. Vì vậy cần ưu tiên dể bảo vệ sức khỏe con người là giảm thiểu bụi và tiếng ồn trên toàn thành phố Thái Nguyên đặc biệt là các đường giao thông trọng điểm cua thành phố.
Nguyên nhân:
Khí thải, tiếng ồn từ các phương tiện giao thông vận tải vào giờ cao điểm hay các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu từ các khu khai thác, sản xuất.
Khí thải từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải từ các khu chế biến nguyên liệu, khu sản xuất, dân cư. Tuy nhiên, lượng khí thải này không lớn nhưng có mùi đặc trưng cần phải có biện pháp khắc phục như che kín, cách ly bằng khoảng cây xanh.
Tại khu vực chứa và thu gom rác: sinh ra khí thải gây ô nhiễm không khí xuất phát từ việc lên men, phân hủy kị khí của rác thải, gây hôi thối ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của người dân
Tại các khu vực dân cư - thương mại - dịch vụ và giải trí: hoạt động thương mại và sinh hoạt của con người cũng sản sinh ra nhiều chất thải ô nhiễm không khí như sản phẩm cháy do đốt nhiên liệu phục vụ cho bữa ăn, bụi và khói thải do hoạt động vận tải, khói thuốc lá do hút thuốc lá,..
Bảng 4.6. Đánh giá chất lượng môi trường không khí theo chỉ tiêu tổng hợp AQI Kí hiệu mẫu CO TSP SO2 NO2 Tiếng ồn Bụi Pb AQI
Kv1 64 89 14 33 101 9 101
Kv2 67 110 13 32 101 20 110
Lv3 69 63 13 25 98 25 98
Kv4 68 73 12 26 85 18 85
Kv5 57 127 11 30 100 17 127
Kv6 64 160 12 32 103 15 160
Kv7 69 133 17 29 100 15 133 Qua bảng trên ta thấy ở hầu hết các điểm quan trắc chỉ số AQI đều nằm trong khoảng 50 - 100. Điều này có nghĩa là chất lượng môi trường không khí ở các khu vực này đạt mức trung bình. Khuyến cáo đối với sức khỏe của con người là Nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh đường hô hấp) nên hạn chế thời gian ở bên ngoài. Đặc biệt tại điểm quan trắc số 1,4,9 có chỉ số AQI nằm trong khoảng 101 - 200. Điều này thể hiện chất lượng môi trường khu vực này kém.
Khuyến cáo đối với sức khỏe của con người là nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh đường hô hấp) cần hạn chế thời gian ở bên ngoài.
Nhìn chung chất lượng môi trường không khí khu vực thành phố Thái Nguyên đạt mức trung bình.
4.1.5. Xây dựng bản đồ hiện trạng môi trường
Việc so sánh chất lượng môi trường không khí của các khu vực khác nhau có thể được tiến hành bằng việc so sánh các đồ thị như trên. Tuy nhên, thể hiện bằng bản đồ sẽ khái quát được bức tranh tổng hợp về chất lượng không khí trên phạm vi toàn thành phố. Nó cho phép ta dễ dàng xác định được các khu vực ô nhiễm, so sánh và xác định các chỉ tiêu môi trường tại các vị trí khác nhau khi cần thiết. Bản đồ cũng là một phương pháp trực quan mô phỏng hiện trạng, xu thế biến động môi trường, làm cơ sở cho công tác quản lý và giám sát chất lượng của địa phương một cách thuận lợi.
Bản đồ hiện trạng môi trường có tính ưu việt ở chỗ nó biểu diễn các đường nội suy thông số môi trường trên toàn khu vực nghiên cứu. Để nghiên cứu môi trường không khí trong một khu vực rộng lớn phải tiến hành quan trắc rất nhiều điểm, vì vậy rất tốn kém kinh phí và không thể tiến hành quan trắc thường xuyên.
Chính vì vậy việc nội suy bằng các mô hình và thuật toán trong cách thể hiện bản đồ rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo đánh giá chính xác chất lượng môi trường.
Ngoài ra, bằng việc chồng ghép các lớp thông tin khác nhau như giao thông, các điểm phát thải, khu dân cư, địa hình, lên bản đồ hiện trạng ta còn có thể thu được rất nhiều thông tin khác nhau. Từ các lớp thông tin đó có thể nghiên cứu tác động của môi
trường lên các khu dân cư, và nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như địa hình, giao thông đến môi trường không khí. Có trường hợp nếu chỉ vẽ biểu đồ bằng Excel thì ta không thấy có sự ô nhiễm nhưng khi ta sử dụng bản đồ hiện trạng môi trường thì ta có thể phỏt hiện được những điểm ụ nhiễm mà biểu đồ Exel khụng làm rừ được. Đõy chính là điều khiến việc sử dụng bản đồ hiện trạng môi trường được sử dụng phổ biến hiện nay
Hình 4.2 Bản đồ chất lượng không khí tại điểm quan trắc chỉ tiêu bụi pb Nhận xét: Do khối lượng riêng cua Pb lớn hơn rất nhiều so với không khí vì vây khả năng phát tán trong không khí không cao, khó làm không khí nhiễm bụi Pb, chất lượng không khí đo được vẫn ở mức TCCP của Việt Nam
Hình 4.3 Bản đồ chất lượng không khí tại điểm quan trắc chỉ tiêu bụi PM10 Nhận xét: Từ bản đồ ta thấy sự phát tán của bụi tại các khu vực được dự đoán. Từ bản đồ đưa ra các biện pháp nhằm giam lượng bụi trong thành phố.
Hình 4.4 Bản đồ chất lượng không khí tại điểm quan trắc - chỉ tiêu bụi TSB Nhận xét: Bản đồ thể hiện các lớp phân vùng sự anh hưởng của bụi TBS tới môi trường không khí thành phố Thái Nguyên từ nồng độ cao đền nồng độ thấp phân theo thang màu từ xanh đến đỏ. Từ đố làm căn cứ định hướng giảm thiểu ô nhiễu bụi TSB