Xuất một số giải pháp bảo tồn có sự tham gia của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của người dân tại xã chiềng bôm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la​ (Trang 32 - 97)

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Công tác chuẩn bị

- Thu thập tài liệu liên quan đến các vấn đề nghiên cứu như: Các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, tình hình dân sinh – kinh tế - xã hội của khu vực Côpia; các báo cáo và tài liệu liên quan đến các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia.; báo cáo liên quan đến các hoạt động của người dân gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên tại khu rừng đặc dụng Côpia,…

- Chuẩn bị các trang thiết bị và dụng cụ cần thiết như bảng câu hỏi phỏng vấn với người dân, với cán bộ BQL rừng đặc dụng, cán bộ địa phương; sổ ghi chép;…

3.5.2. Ngoại nghiệp

* Phương pháp RRA và PRA

Do có sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các dân tộc trong khu vực nghiên cứu nên phải kết hợp phỏng vấn đồng thời quan sát trên đối tượng cụ thể.

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) được áp dụng để kiểm tra kết quả và xác định những yếu tố quan trọng nhất đang thúc đẩy hay cản trở, thách thức quá trình phát triển của cộng đồng; lựa chọn những giải pháp ưu tiên, đề xuất những khuyến nghị để bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng tại địa phương. PRA được thực hiện sau nghiên cứu RRA thông qua một số cuộc thảo luận với những nhóm người dân, cán bộ thôn, xã, huyện ở địa bàn nghiên cứu.

Nhiệm vụ nghiên cứu đòi hỏi những tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và hệ thống xã hội, vì vậy công tác điều tra cần được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Thu thập các thông tin cơ sở và cập nhật các số liệu thống kê về điều

kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội.

Bước 2: Tiến hành khảo sát sơ bộ hiện trường để lựa chọn điểm nghiên cứu.

Để các thông tin thu thập được cụ thể và đầy đủ, trước khi nghiên cứu thực địa cần phải tiến hành thiết kế cuộc khảo sát.

- Vùng được chọn để khảo sát là vùng còn lưu giữ và vận dụng nhiều kiến thức bản địa cổ truyền trong công tác bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng.

- Người dân tham gia vào hoạt động khảo sát phải đại diện cho cộng đồng người dân tại địa phương.

- Thời gian khảo sát phù hợp với lịch thời vụ nông nghiệp ở địa phương để có thể xem xét đánh giá các kiến thức bản địa cổ truyền tương ứng.

- Các câu hỏi phỏng vấn người dân địa phương và cán bộ cơ sở đã được chuẩn bị theo hướng phỏng vấn bán định hướng, chỉ nêu các hướng trao đổi ý kiến, lựa chọn 5 bản thuộc vùng đệm khu rừng đặc dụng Côpia và mỗi bản 30 hộ gia đình để phỏng vấn, cụ thể như sau:

Bộ câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình

I. Những thông tin chung:

Hộ gia đình:

Người được phỏng vấn:

Giới tính:...Dân tộc:...Tuổi... Địa chỉ:... Người phỏng vấn:...Ngày phỏng vấn:...

II. Nội dung phỏng vấn:

1. Xin ông (bà) cho biết, rừng có vai trò gì đối với con người?

2. Hiện nay rừng tại xã là do cơ quan nào quản lý? Mức độ quản lý ra sao? Mức độ phù hợp thế nào?

3. Mức độ tuyên truyền của cán bộ kiểm lâm, cán bộ xã về bảo tồn ĐDSH đến với hộ gia đình là như thế nào?

4. Gia đình ông (bà) thường sử dụng lâm sản nào trong rừng? Số lượng khoảng bao nhiêu?

5. Gia đình có được thu và bán lâm sản ra thị trường hay không? 6. Hiện nay mức độ khai thác lâm sản ở xã diễn ra như thế nào?

7. Tình trạng vi phạm lâm luật của người dân trong xã như thế nào? Xử lý ra sao?

8. Hiện nay ông (bà) có biết trong xã có những hình thức quản lý rừng nào? 9. Xin ông (bà) cho biết, trong xã đã có quy ước bảo vệ rừng hay chưa? Nếu có

thì xây dựng khi nào? Có phù hợp với hoàn cảnh hiện tại hay không?

10.Theo ông (bà) muốn bảo vệ được rừng thì các cơ quan Nhà nước phải có những giải pháp như thế nào? Và điều mong muốn nhất của ông (bà) là gì? 11. Ông/Bà có biết mục đích thành lập khu rừng đặc dụng Côpia là gì không? 12. Ông/bà có biết ranh ranh giới khu rừng đặc dụng Côpia không?

của gia đình mình không?

14. Ông/ Bà có đồng ý với những qui định của BQL khu rừng đặc dụng Côpia ra không?

15. Ông/Bà có nghĩ rằng người dân phải có trách nhiệm tham gia quản lý bảo vệ rừng không?

- Vấn đề thông tin giữa nhóm khảo sát với cộng đồng cũng đã được sắp xếp để đảm bảo thuận lợi về ngôn ngữ.

- Chọn xã nghiên cứu:

Tôi chọn xã Chiềng Bôm - huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La là trung tâm vùng nghiên cứu. Khi tiến hành chọn mẫu khảo sát, các tiêu chuẩn chủ yếu cho việc lựa chọn là: Thành phần dân tộc, địa hình và khả năng tiếp cận.

Thành phần dân tộc được coi là yếu tố quan trọng với những ảnh hưởng của nó tới việc lựa chọn chiến lược phát triển đời sống và các hệ thống sản xuất của cộng đồng. Dân tộc và phong tục tập quán còn ảnh hưởng đến quá trình đổi mới, việc chấp nhận các kỹ thuật mới và sự tham gia vào các hoạt động phát triển.

Khả năng tiếp cận được xem là yếu tố có ý nghĩa từ khía cạnh tiếp cận các dịch vụ đầu tư nông nghiệp, khả năng vay tiền ngân hàng, thông tin kỹ thuật, thị trường và các dịch vụ xã hội như trường học và trạm xá.

Địa hình ở một mức độ nào đó có liên quan đến khả năng tiếp cận, được coi là một chỉ tiêu lựa chọn vì ảnh hưởng của nó đến sự lựa chọn của nông dân trong các hoạt động sản xuất, đến điều kiện, cũng như đến các giải pháp quản lý khác.

- Chọn cá nhân phỏng vấn:

Chọn người phỏng vấn theo các tiêu chuẩn sau:

+ Cán bộ quản lý chuyên ngành như: Cán bộ BQL rừng đặc dụng Côpia, cán bộ lâm nghiệp xã.

Bộ câu hỏi phỏng vấn cán bộ BQL rừng đặc dụng

I. Những thông tin chung

Người được phỏng vấn:... Giới tính:...Dân tộc:...Tuổi:... Cơ quan công tác:... Chức vụ:... Người phỏng vấn:...Thời gian phỏng vấn...

II. Nội dung phỏng vấn

1. Xin ông (bà) cho biết tên tổ chức hiện đang công tác?

2. Tổ chức thành lập khi nào? Số thành viên trong tổ chức? Cơ cấu ra sao? 3. Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức trong công tác quản lý bảo vệ rừng? 4. Nội dung hoạt động của tổ chức ra sao?

5. Hiện nay mức độ đa dạng sinh học của khu vực Copia như thế nào? 6. Sự tác động của người dân vào rừng tại khu vực ra sao? Cụ thể? 7. Sự hiểu biết của người dân về tác dụng của rừng tại khu vực? Cụ thể?

8. Tại địa phương có những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa nào liên quan đến vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng?

9. Hiện nay trong quá trình quản lý bảo vệ rừng BQL gặp những cản trở và khó khăn gì?

10.Trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng, BQL có được sự hỗ trợ, phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong các xã hay không? Mức độ tham gia?

11. Hiện nay BQL có những dụ án gì về bảo tồn tài nguyên rừng?

12.Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức khi tham gia các dự án đó?

13. Theo ông (bà) để bảo tồn được tài nguyên rừng thì điều cần quan tâm nhất là gì?

14.Ông (bà) có thể đưa ra những giải pháp bảo tồn tài nguyên rừng tại khu vực?

+ Đại diện cho các tổ chức sử dụng tài nguyên đa sinh học như: Những tổ chức cá nhân chuyên sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực nghiên cứu khai thác gỗ, lâm sản phụ, săn bắn động vật hoang dã.

Bước 3: Tiến hành khảo sát trên diện rộng.

Để bắt đầu các đợt khảo sát, đầu tiên cần trao đổi nội dung và cách làm với cán bộ nông - lâm nghiệp huyện, cán bộ lãnh đạo địa phương, qua đó nắm bắt được quan điểm của cán bộ lãnh đạo đối với hệ thống kiến thức bản địa và để có sự giúp đỡ trong tổ chức công việc khảo sát.

Công việc khảo sát được tiến hành tại các buổi trao đổi ý kiến với cán bộ lãnh đạo địa phương và cộng đồng người dân, tại hộ gia đình nông dân, trên đồng ruộng, đồi rừng.

Thời gian khảo sát được bố trí vào lúc thuận tiện cho công việc của người dân: buổi trưa, buổi tối, ngày lễ hội,...

Phạm vi khảo sát chỉ giới hạn trong những kiến thức về bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề phụ, thú y, cây thuốc,...

Trong quá trình điều tra sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt, đặt người dân vào quá trình đàm thoại thông qua các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng. Để phỏng vấn có hiệu quả cần chọn thời gian và địa điểm diễn ra cuộc phỏng vấn; hỏi những câu hỏi thích hợp với từng cá nhân, đưa ra các câu hỏi mở để đạt được sự giải thích và quan điểm của từng người dân; ghi chép một cách cẩn thận vào mẫu biểu; kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

Một số công cụ PRA được lựa chọn trong quá trình khảo sát: - Sơ đồ lát cắt thôn bản.

- Lược sử thôn bản;

- Ma trận phân loại, xếp hạng cây trồng, vật nuôi cho thang điểm 10 - Bảng câu hỏi phỏng vấn bán định hướng.

Bước 4: Tổng hợp và phân tích dữ liệu.

Cùng với hai cán bộ lãnh đạo của thôn nghiên cứu các dữ liệu đã thu thập được và lập danh sách những vấn đề và những cơ hội hành động có thể chấp nhận. Các vấn đề được sắp xếp theo lĩnh vực; các cơ hội cũng được thảo luận, đánh giá và trình bày trong một bản danh sách đầy đủ.

Bước 5: Xếp hạng các vấn đề. Các người dân của làng cùng nhau xếp hạng

các vấn đề đã được liệt kê. Kết quả thu được là danh sách các vấn đề được các nhóm cư dân của làng nhất trí xếp hạng ưu tiên theo mức độ hữu ích của chúng.

Công cụ phân tích thông tin được sử dụng trong bước này là sơ đồ SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) và sơ đồ hai mảng (phân tích khó khăn, giải pháp).

3.5.3. Nội nghiệp

Quá trình xử lý và phân tích thông tin được thực hiện bằng máy tính theo các phương pháp thống kê mô tả, so sánh các mẫu quan sát, thống kê phân tích, phân tích logic. (kết hợp giữa kiến thức bản địa và kiến thức hiện đại phổ biến để đánh giá). Sơ đồ xử lý số liệu được thể hiện trong sơ đồ sau:

Hình 3.1. Sơ đồ xử lý số liệu

Thông tin về điều kiện tự nhiên, hiện trạng đa dạng sinh

học

Thông tin về kiến thức bản địa

Thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đa dạng

sinh học

Phân tích tổng hợp

Đề xuất những giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Hiện trạng đa dạng sinh học tại khu rừng đặc dụng Côpia

4.1.1. Đặc điểm đa dạng của khu hệ thực vật

4.1.1.1. Hiện trạng thảm thực vật khu rừng đặc dụng Côpia

Qua phỏng vấn các bộ BQL có chuyên môn và nghiên cứu một số tài liệu liên quan khu rừng đặc dụng Côpia, thấy rằng trước đây khu vực có các kiểu thảm thực vật nguyên sinh đặc trưng (Bảng 4.1).

Bảng 4.1. Các kiểu thảm thực vật nguyên sinh đặc trưng tại khu rừng đặc dụng Côpia

TT Kiểu thảm thực vật Phân bố theo

độ cao

1 Rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới < 700m 2 Rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp 700 – 1700m

3 Rừng kín hỗn giao cây lá rộng và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp

≥ 1700m

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La – 2002)

Tại khu rừng đặc dụng Côpia có những thảm thực vật rất đặc trưng của vùng núi đá vôi phía Bắc, tuy nhiên, các thảm thực vật này đã bị tác động mạnh, diễn ra liên tục, lâu dài từ thế hệ này đến thế hệ khác, chủ yếu do một số nguyên nhân: Canh tác nương rẫy, cháy rừng, khai thác lâm sản gỗ, khai thác lâm sản ngoài gỗ,...nên thảm thực vật và hệ thực vật khu vực Côpia đã bị thay đổi, dấu hiệu nguyên sinh gần như không còn. Thảm thực vật nguyên sinh bị tác động cấu trúc, thành phần thực vật thay đổi, mở ra nhiều khoảng đất trống, những thực vật tiên phong ưu sáng, cây bụi phát triển mạnh. Sự tái sinh phát triển mới làm thay đổi về cấu trúc, thành phần của các thảm thực vật nguyên sinh vốn có trước đây.

Có thể khẳng định tất cả các kiểu thảm thực vật và hệ thực vật của khu rừng đặc dụng Côpia chịu tác động nặng nề bởi con người. Vấn đề gia tăng dân số, nhu

cầu phát triển của con người đòi hỏi đất canh tác, các sản phẩm khai thác từ rừng tăng lên từ đó dẫn đến diện tích đất có rừng, chất lượng rừng bị suy giảm nghiêm trọng các kiểu thảm thực vật nguyên sinh đã bị tác động tại khu rừng đặc dụng Côpia (Bảng 4.2):

Bảng 4.2. Một số kiểu thảm thực vật nguyên sinh đã bị tác động tại khu rừng đặc dụng Côpia

TT Kiểu thảm thực vật Phân bố theo

độ cao

1 Rừng kín hỗ giao cây lá rộng, lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp đã bị khai thác

≥ 1700m.

2 Rừng kín thường xanh mưa Á nhiệt đới núi thấp đã bị khai thác

700 – 1700m

3 Rừng thứ sinh 200 – 1800m.

4 Trảng cỏ cây bụi cao

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La – 2002)

Vậy, thực vật khu rừng đặc dụng Côpia, đặc trưng của hệ thực vật á nhiệt đới; phân bố từ độ cao 800m trở lên, đã bị tác động mạnh do khai thác, cháy rừng; nhưng thành phần thực vật đặc trưng vẫn còn thể hiện ở các kiểu thảm thực vật khác nhau; Từ độ cao 800 – 1821m dù không còn tính đặc trưng của vùng nguyên sinh vốn có song ta vẫn gặp 2 kiểu rừng kín vùng cao (Rừng kín hỗn giao cây lá rộng và lá kim ẩm, á nhiệt đới núi thấp; rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp); Thảm thực vật thứ sinh do khai thác kiệt, cháy rừng, canh tác nương rẫy không phân bố thành lô khoảnh liên tục mà đan xen, bị chi phối bởi cháy rừng và hoạt động canh tác nương rẫy, nằm rải rác ở nhiều khu vực, có khi nằm lại trong các kiểu rừng..

Mặc dù diện tích khu rừng đặc dụng Côpia không lớn, thảm thực vật ở đây bị tác động mạnh có biến đổi nhiều, nhưng nó vẫn có giá trị rất lớn về môi trường: Bảo vệ đất, duy trì mực nước của các con suối...

4.1.1.2. Thành phần loài thực vật tại khu rừng đặc dụng Côpia

- Thành phần loài thực vật tại khu rừng đặc dụng Côpia

Kết hợp từ các nguồn thông tin khác nhau, số liệu về thành phần loài thực vật tại khu rừng đặc dụng Côpia được trình bày ở bảng 4.3. Cho đến thời điểm hiện tại,

khu rừng đặc dụng Côpia có 609 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 406 chi của 149 họ trong 5 ngành thực vật.

Bảng 4.3. Thành phần loài thực vật rừng tại khu vực Côpia

TT Ngành thực vật Số họ thực vật Số chi thực vật Số loài thực vật 1 Thông đất (Lycopodiophyla) 2 3 4 2 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1 1 3 Dương xỉ (Polypodiophyta) 12 17 28 4 Hạt trần (Pinophyta) 6 11 12 5 Hạt kín (Magnoliophyta) 128 374 564 Tổng 149 406 609

(Nguồn: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – 2009)

Để đánh giá được tính đa dạng sinh học tại khu rừng đặc dụng Côpia, đề tài tiến hành so sánh thành phần loài tại khu vực nghiên cứu với các khu rừng đặc dụng lân cận. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. So sánh với một số khu rừng đặc dụng tại tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của người dân tại xã chiềng bôm, huyện thuận châu, tỉnh sơn la​ (Trang 32 - 97)