Cấu trúc ảnh Bitmap

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật LSB và kết hợp thuật toán RSA để giấu tin trong ảnh (Trang 34 - 38)

Ảnh Bitmap đƣợc truyền tải và sử dụng rộng rãi trên máy tính và các thiết bị điện tử khác. Ảnh Bitmap đƣợc chia làm 3 dạng: ảnh nhị phân (ảnh đen trắng), ảnh đa mức xám và ảnh màu.

Trong đó, ảnh đen trắng là ảnh mà mỗi điểm ảnh chỉ thể hiện một trong hai trạng thái 0 và 1 để biểu diễn trạng thái điểm ảnh đen hay trắng.

Hình 2.1. Ảnh đen trắng

Ảnh đa mức xám là ảnh mà mỗi điểm ảnh đƣợc biểu diễn bởi một giá trị và đó là cƣờng độ sáng của điểm ảnh.

Hình 2.2. Ảnh đa mức xám

Ảnh màu là ảnh mà mỗi điểm ảnh đƣợc biểu diễn bởi ba đại lƣợng R (Red), G (Green), B (Blue). Số lƣợng màu có thể của loại ảnh này lên tới

màu khác nhau. Nhƣng số lƣợng màu trên thực tế của một ảnh nào đó thƣờng khá nhỏ. Để tiết kiệm bộ nhớ với các ảnh có số lƣợng màu nhỏ hơn 256 thì màu các điểm ảnh đƣợc lƣu trữ dƣới dạng bảng màu. Với ảnh có số màu lớn thì các điểm ảnh không tổ chức dƣới dạng bảng màu, khi đó giá trị của các điểm ảnh chính là giá trị của các thành phần màu R, G, B. Với ảnh có số lƣợng màu lớn, tùy theo chất lƣợng ảnh mà quyết định số bit để biểu diễn cho mỗi màu thƣờng là 24 bit, hoặc 32 bit. Với ảnh 24 bit mỗi thành phần màu đƣợc biểu diễn bởi một byte (8 bit).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hình 2.3. Ảnh màu Mỗi file ảnh Bitmap gồm có các phần:

- Phần tiêu đề tệp (Bitmap Header): Mô tả thông tin chung về tệp định dạng Bitmap, độ lớn của phần này cố định với mọi tệp Bitmap

Byte Ý nghĩa Giá trị

1-2 Nhận dạng file

Loại Bitmap hay loại khác. Thiết lập giá trị „BM‟ nếu là file ảnh Bitmap (Windows). “BA”: ảnh Bitmap (OS/2)

3-6 Kích thƣớc file Kiểu Long trong Turbo

7-10 Dành riêng (dự trữ) Mang giá trị 0

11-14 Byte bắt đầu vùng dữ liệu Offset của byte bắt đầu vùng dữ liệu

15-18 Số byte cho vùng info 40

Byte Ý nghĩa Giá trị

23-26 Chiều cao ảnh BMP (số dòng quét của bức ảnh)

Tính bằng pixel

27-28 Số planes màu Cố định là 1

29-30 Số bit cho một pixel

Có thể là 1, 4, 8, 16, 24,32 1: Ảnh trắng đen

4: Ảnh 16 màu 8: Ảnh 256 màu

16: Ảnh 16 bit (high color) 24: Ảnh 24 bit (true color) 32: Ảnh 32 bit (true color)

31-34 Kiểu nén dữ liệu

0: Không nén

1: Nén runlength 8 bits/pixel 2: Nén runlength 4 bits/pixel

35-38 Kích thƣớc ảnh Tính bằng byte

39-42 Độ phân giải ngang Tính bằng pixels/meter 43-46 Độ phân giải dọc Tính bằng pixels/meter 47-50 Số màu sử dụng trong ảnh Unsigned long

51-54 Số màu đƣợc sử dụng khi hiện ảnh

0: nếu tất cả màu trong bảng màu đều sử dụng để hiện ảnh Bảng 2.1. Ý nghĩa các trƣờng trong vùng Bitmap Header

Bảng màu (Palette Table): Độ lớn của phần này có thể bằng không (không có bảng màu) đối với ảnh đen trắng và ảnh màu có số lƣợng màu lớn hơn 256 màu. Mỗi một màu trong ảnh đƣợc gọi là một entry và đƣợc lƣu trữ bằng 4 byte, mỗi thành phần màu đƣợc lƣu trữ một byte còn một byte để dự trữ (chứa dùng) và thứ tự là B, G, R, Reserved.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Sizeof(Palette Table)=(NumberColor)x4

Vùng dữ liệu (Data): Thông tin về từng điểm ảnh, độ lớn của phần này phụ thuộc vào kích thƣớc và kiểu ảnh. Phần Data lƣu trữ ảnh theo hƣớng từ dƣới lên trên và từ trái qua phải.

Với ảnh 8bit màu thì ta có công thức: Sizeof(Data)=Width*Height

Với ảnh có số màu lớn hơn 256 ta có công thức:

Sizeof(Data)=Width*Height*Bit_Number_of_Pixel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật LSB và kết hợp thuật toán RSA để giấu tin trong ảnh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)