.6 Phím chức năng của recloser NULEC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp phối hợp bảo vệ của các recloser trên lưới điện trung áp 22KV tỉnh lạng sơn (Trang 30 - 44)

Các hạng mục Mô tả chức năng

1 Hiển thị Bàn phím LCD, 4 dòng với 40 kí tự mỗi dòng.

2 Phím cuộn LEFT

Lựa chọn màn hình trước đó trong nhóm hiển thị hoặc nếu có một thiết lập được chọn, dùng nó để giảm giá trị

3 Phím SELECT Nhấn SELECT để chọn dữ liệu trong một vùng/ cài đặt được thay đổi.

4 Phím cuộn RIGHT

Lựa chọn màn hình kế tiếp trong nhóm hiển thị hoặc nếu có một thiết lập được chọn, dùng để tăng giá trị

5 Phím PANEL

ON Bật O.I.. O.I. sẽ bật khi cánh tủ được mở.

6 Phím Trip

Tạo ra một yêu cầu Cắt tới CAPE khi bộ điều khiển đang hoạt động.Một đèn LED được gắn vào trong phím để chỉ thị trạng thái vận hành. Một đèn LED khác được sử dụng để chỉ thị phím vận hành này đã bị vô hiệu hóa hay

Các hạng mục Mô tả chức năng

không.

7 Phím Close

Tạo ra một yêu cầu Đóng đến CAPE khi bảng điều khiển đang hoạt động. Một đèn LED được gắn vào trong một phím để báo hoạt động của nó. Một đèn LED khác được sử dụng để cho biết hoạt động các phím này đã bị vô hiệu hóa hay không.

8 Các phím Menu riêng

Cho phép truy cập vào menu tùy chỉnh, được cấu hình sử dụng WSOS5. Menu tùy chỉnh được cấu hình để cung cấp các hiển thị dữ liệu, cập nhật hường xuyên trong một chu kỳ cho phép lên đến 12 màn hình.

9 ALT Các phím chức năng thay thế cho phép truy cập đến một màn hình hiển thị Event Log thay thế.

10 System OK Có 3 đèn LED System OK sáng khi bộ điều khiển hoạt động bình thường.

11 Phím cuộn MENU

Hiển thị trang đầu tiên của nhóm tiếp theo. Nhấn phím MENU sau khi thay đổi một thiết lập làm cho sự thay đổi thiết lập có hiệu lực.

12 Phím cấu

hình nhanh Mặc định liên kết là LOCAL / REMOTE.

13

Phím cấu hình nhanh

Mặc định liên kết là AUTO ON / OFF.

14 Phím ENTER

Nhấn phím này để xác nhận thay đổi thiết lập đã được tạo. (Không giống như các phím nhanh liền kề, phím ENTER không thể cấu hình.)

15 Phím cấu

Các hạng mục Mô tả chức năng nhanh 16 Phím cấu hình nhanh

Mặc định liên kết là EARTH PROT.

17 Công tắc TRIP bật/tắt

Vô hiệu hóa toàn bộ hoạt động cắt máy cắt. Khi chuyển

đổi sang vị trí DISABLE thì cuộn cắt trong máy cắt sẽ bị ngắt kết nối điện với bảng điều khiển điện tử. Do đó, công tắc cung cấp một điểm cách ly vật lý cho các mạch điều khiển. Recloser không thể được mở ra, và một báo động âm thanh trong bảng điều khiển sẽ phát âm thanh và đèn DISABLE LED trong phím TRIP sẽ nhấp nháy. Phím TRIP hoạt động bình thường khi công tắc chuyển đổi sang vị trí Enable.

Công tắc này cũng ngăn chặn một thao tác đóng, vì vậy mà máy cắt không thể mang tải mà không có khả năng cắt

18

Công tắc CLOSE bật/tắt

Vô hiệu hóa toàn bộ hoạt động đóng máy cắt. Khi chuyển

đổi sang vị trí DISABLE thì cuộn đóng trong máy cắt sẽ bị ngắt kết nối điện với bảng điều khiển điện tử. Do đó, công tắc cung cấp một điểm cách ly vật lý cho các mạch điều khiển.

Recloser không thể được đóng, và một báo động âm thanh trong bảng điều khiển sẽ phát âm thanh và đèn DIS-ABLE LED trong phím CLOSE sẽ nhấp nháy. Phím CLOSE hoạt động bình thường khi công tắc chuyển đổi sang vị trí Enable.

b. Recloser NOJA

Máy cắt tự đóng lại OSM27-213 là thiết bị bảo vệ quá dòng sử dụng cho lưới phân phối điện áp đến 27 kV [15]; cho phép tự đóng lại với thời gian và số lần cài đặt trước (4 lần tác động trước khi cô lập máy cắt);

Máy cắt tự đóng lại OSM27-213 có thể lắp đặt đầu đường dây, phân đoạn, nhánh rẽ nếu có nhu cầu phù hợp với tính năng tự đóng lại của Recloser. Trước khi lắp đặt phải chọn vị trí phù hợp, tính toán trị số cài đặt của Rơle, kiểm tra lại tình trạng máy cắt, AcQuy;

* Cấu tạo Máy cắt:

Két OSM (OSM tank) được sản xuất từ bột mạ inox không rỉ và được xả thoát sự cố hồ quang. Thiết bị này có tuổi thọ thiết kế là 30năm.

Máy cắt OSM có ba cực, mỗi cực được trang bị một bộ ngắt mạch chân không và cần truyền động cách điện nằm trong vỏ điện môi cứng. Mỗi cực có một bộ truyền động từ riêng nằm trong hộp cơ. Ba cực và hộp cơ được lắp vào trong két kín. Hộp cơ có chỉ số IP65 được trang bị một ống thông hơi bằng gốm sứ nhằm ngăn chặn hiện tượng nước ngưng tích tụ.

Năng lượng vận hành được lấy từ các tụ nằm trong Tủ Điều khiển Máy cắt (RC10). Ba bộ truyền động từ, được khóa liên động cơ khí, sẽ đảm bảo vận hành ba pha đồng thời. Chốt từ tính sẽ giữ cơ cấu luôn nằm ở vị trí đóng. Nhờ đó, có thể thực hiện hoạt động hành trình hỗ trợ lò xo bằng cách đảo ngược hướng hiện tại của cơ cấu truyền động để tạo ra lực truyền động vào vị trí đối nghịch để đóng hoạt động.

Ngoài ra, chúng ta có thể vận hành máy cắt bằng cách dùng một thanh móc để kéo Vòng Chu kỳ Cơ khí về phía sau. Bộ định vị nằm ở đáy két và nhờ đó, người vận hành có thể nhìn thấy bộ định vị này trên nền. Tình trạng đóng/mở máy cắt sẽ được RC10 phát hiện bằng cách giám sát tình trạng của các Công tắc Phụ trợ cho thấy vị trí của cơ cấu truyền động. Hiện trên thiết bị cũng được lắp thêm bộ đếm hành trình cơ khí tùy chọn.

Điện áp được đo tại tất cả sáu điểm bằng cách sử dụng bộ cảm biến được ghép điện dung vào các thiết bị đầu cuối cao áp. Dòng điện sẽ được đo trong cả ba pha bằng cách dùng Máy biến dòng. Theo đó, chúng ta sẽ biết được số đo dòng pha đối vớisố đo dòng dư, bảo vệ quá dòng pha và chỉ báo để chỉ báo và bảo vệ quá dòng chạm đất.

Các máy Biến dòng thứ cấp được tự động đóng nhanh khi ngắt bể ra khỏi tủ điều khiển.

Các sứ xuyên của mạch chính được sản xuất từ nhựa epoxy thơm. Vỏ bảo vệ sứ xuyên bằng cao su silicon sẽ cho ta biết đường rò. Các sứ xuyên được mạ kẽm, có các đầu nối làm bằng đồng để làm điểm cuối của các dây trần. Các đầu nối cáp có thể được cung cấp dưới dạng Thiết bị đầu cuối trong hầm phù hợp với các loại cáp lên đến 260mm2, hai lỗ NEMA Palms và các loại đầu cuối hiện cũng đang sẵn bán trên thị trường.

1. Đầu nối cáp 8. Bộ ngắt mạch chân không

2. Vỏ bảo vệ sứ xuyên bằng Cao su

Silicone 9. Vỏ làm bằng polycarbonate

3. Sứ xuyên bằng polymer 10. Ống thông hơi làm bằng gốmsứ

4. Máy biến dòng 11. Giao diện Cáp điều khiển

5. Cảm biến điện áp ghép điện dung 12. Vòng Chu kỳ cơ khí (Mechanical Trip Ring)

6. Giá lắp bộ chống sét 13. Giá đỡ làm bằng thép không rỉ 7. Két làm bằng thép không rỉ

Tủ điều khiển máy cắt (RC10) được làm bằng thép không rỉ phủ bột và cung cấp tiêu chuẩn bảo vệ định mức IP65 cho thiết bị chính. RC10 có một hệ thống khóa đảm bảo an toàn ngoài cửa với bộ trợ lực đóng cửa và chốt khóa cửa.

Hình 1. 6 Tủ điều khiển MC NOJA

Hình 1. 7 Giao diện bảng điều khiển

Module I/O Module rơle CMS phụ trợ trợ ten radio Ổ cắm dùng chung điện I/O khiển nguồn phụ trợ cầm liệu Module SIM Cầu dao ắc quy

Phím tắt Bảo vệ được dùng để BẬT hoặc TẮT chế độ Bảo vệ. Khi đặt ở chế độ TẮT, tất cả các phần tử bảo vệ của tất cả các nhóm đều ngừng hoạt động.

Phím tắt Bảo vệ Chạm đất có hướng được dùng để bật hoặc tắt tất cả các phần tử Bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng đối với tất cả các nhóm. Khi đặt ở chế độ TẮT, tất cả các phần tử Bảo vệ chạm đất có hướng (bao gồm SEF) đều bị tắt.

Phím tắt Bảo vệ Chạm đất Nhạy được dùng để bật hoặc tắt tất cả các phần tử Bảo vệ quá dòng chạm đất nhạy đối với tất cả các nhóm.

Phím tắt Tự Đóng lặp lại được dùng để bật hoặc tắt tất cả các phần tử Đóng lặp lại đối với tất cả các nhóm.

Phím tắt Tải nguội được dùng để bật hoặc tắt chức năng Bù tải nguội chống đối với tất cả các nhóm

Phím tắt Dòng không hướng được sử dụng để bật hoặc tắt tất cả các phần tử Dòng không hướng đối với tất cả các nhóm. Lưu ý: LL có thể được liên kết đến chức năng HLT.

Phím tắt Nhóm Hoạt động được sử dụng để chọn nhóm nào trong số bốn Nhóm Bảo vệ sẽ hoạt động. Ngay khi chọn nhóm thích hợp (được chỉ thị bằng đèn LED nháy sáng), ấn ENTER để kích hoạt nhóm này.Việc thay đổi nhóm Bảo vệ Hoạt động sẽ cài đặt tất cả các phần tử bảo vệ.

ON /OFF Cần phải bật Bảng thao tác trước khi người dùng có thể sử dụng bảng để điều khiển và chỉ báo. Bảng sẽ bật bằng cách đẩy bất kỳ nút nào trên bảng. Bảng sẽ tự tắt lại nếu phát hiện thấy không có hoạt động nào của người vận hành trong vòng 5 phút.

Chế độ Điềukhiển Nút đẩy của chế độ Điều khiển cho phép Điều khiển Máy cắt đƣợc đặt ở chế độ Điều khiển tại chỗ hoặc Điều khiển Từ xa. Khi ở trong chế độ điều khiển tại chỗ, thiết bị vẫn chỉ báo đối với cả hai ứng dụng điều khiển tại chỗ và điều khiển từ xa tuy nhiên chúng ta chỉ có thể thực hiện điều khiển tại chỗ. Khi ở trong chế độ điều khiển từ xa, thiết bị vẫn chỉ báo đối với cả hai ứng dụng điều khiển tại chỗ và điều khiể n từ xa tuy nhiên chúng ta chỉ có thể thực hiện điều khiển từ xa. Đồng thời vẫn có thể xem dữ liệu tại máy trên bảng màn hìnhLCD. Trường hợp ngoại lệ đối với chế độ này là điều khiển mở, vốn có thể được thực hiện tại chỗ hoặc từ xa, không phụ thuộc vào chế độ Điều khiển.

Nút đẩy màu đỏ có chữ “I” được dùng để đóng công tắc Máy cắt. Do đó chỉ có thể tiến hành điều khiển nếu đã đặt Bảng ở chế độ điều khiển tại chỗ. Nếu đặt Bảng ở chế độ điều khiển từ xa, thiết bị sẽ không chấp nhận tín hiệu điều khiển và một thông báo sẽ được hiển thị trênbảng.

Nút đẩy màu xanh có chữ “O” được dùng để mở công tắc Máy cắt. Có thể tiến hành điều khiển mở trong chế độ điều khiển tại chỗ hoặc điều khiển từ xa.

Nút ENTER được dùng để truy cập vào miền bên trong menu dữ liệu ngay khi được chọn.

Khi ấn ENTER, màn hình LCD sẽ hiển thị màn hình cấp độ tiếp theo hoặc lựa chọn cài đặt theo nhóm.

Nút ESC được dùng để chuyển người dùng quay trở về một màn hình hoặc hủy chọn một biến số.

Nút điều khiển màn hình LCD cho phép truy cập vào các chức năng sau đây trong kết cấu menu của Bảng:

Nút đẩy điều chỉnh độ Tƣơng phản củaLCD

Tiến hành điều chỉnh độ tương phản của màn hình LCD bằng cách giữ hoặc ấn lặp lại nút đẩy này để chạy qua dải thiết lập tương phản hiện có. Ngay khi nhả nút ra, màn hình LCD sẽ có thiết lập độ tương phản mới nhất

Các nút đẩy điều hướng Những nút này cho phép chuyển động qua kết cấu menu Bảng điều khiển và thay đổi các giá trị cài đặt. * Chức năng bảo vệ: Hiện có 4 nhóm Thiết lập Bảo vệ riêng. Mỗi nhóm có các chức năng bảo vệ sau đây:

- Bảo vệ quá dòng pha - Chạm đất (OCEF) - Bảo vệ chạm đất nhạy (SEF)

- Bảo vệ quá dòng vo hướng (LL) - Thiếu dư điện áp (UV/OV) - Thiếu dư tần số (UF/OF) - Tổn thất dò nguồn (LSD)

1.3 Một số vấn đề còn tồn tại trong lưới điện trung áp 22 kV tỉnh Lạng Sơn

Qua quá trình vận hành lưới điện 22kV trên địa bàn tỉnh thì trên lưới điện còn một số tồn tại như sau:

- Các đường dây đa số có mạch vòng tuy nhiên lượng mạch vòng này còn tương đối hạn chế chưa linh hoạt trong cấp điện khu vực đặc biệt trong các trường hợp cần cấp điện hỗ trợ do quá tải lộ đường dây, cắt điện cho kế hoạch bảo dưỡng thí nghiệm định kỳ thiết bị vẫn còn gây ra mất điện khu vực.

- Do đường dây ngắn đồng thời thường xuyên thay đổi kết dây có thể giảm SAIDI (chỉ số thời gian mất điện/1 khách hàng) và nâng cao được độ tin cậy cung cấp điện tuy nhiên gặp một số khó khăn trong việc tính toán phối hợp bảo vệ các Recloser trên lưới.

+ Việc tính toán thông số ngắn mạch thực hiện thủ công tiêu tốn nhiều thời gian. + Các Recloser trên lưới điện có khoảng cách rất gần nhau gây khó khăn cho việc chọn trị số cài đặt.

+ Việc cài đặt các Recloser trên lưới điện theo đặc tính độc lập cộng với giới hạn thời gian của các MC tổng thanh cái do A1 cấp gây khó khăn cho việc phối hợp thời gian. Trong vận hành đã nhiều lần tác động sai, nhảy vượt cấp gây khó khăn cho việc phân tích sự cố.

+ Chưa có phần mềm theo dõi online đồng thời tất cả các MC, muốn khai thác và cài đặt các thông số trên MC các điều độ viên phải thực hiện thao tác vào từng MC mới làm được gây mất nhiều thời gian cho việc khoanh vùng sự cố và loại bỏ nhanh sự cố ra khỏi lưới điện.

Với yêu cầu lưới điện ngày càng cao như hiện nay yêu cầu lưới điện trung áp đảm bảo Đa chia - Đa nối, đáp ứng tiêu chí N-1, tiến tới xây dựng lưới điện thông minh (là một tiêu chí phục vụ quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống điện đảm bảo khi có sự cố một phần tử xảy ra trong hệ thống điện hoặc khi một phần tử tách khỏi vận hành để bảo dưỡng, sửa chữa thì hệ thống điện vẫn vận hành ổn định, đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành, giới hạn vận hành cho phép và cung cấp điện an toàn, liên tục) thì chắc chắn cần xây dựng thêm nhiều mạch vòng kết nối và tính toán phối hợp các Recloser trên lưới điện với nhau sẽ ngày càng khó khăn hơn.

1.4 Định hướng giải quyết tồn tại

Trước các tồn tại lưới điện đồng thời với yêu cầu đặt ra cần giải quyết một số vấn đề còn tồn tại theo định hướng như sau:

- Hệ thống điều khiển MC:

+ Nâng cấp hệ thống giám sát, theo dõi máy cắt có thể theo dõi đồng thời nhiều máy cắt.

+ Có tín hiệu khi máy cắt tác động (Thay đổi trạng thái) trên màn hình và cảnh báo chuông còi.

- Tình toán chỉnh định Rơle:

+ Áp dụng phần mềm chuyên dụng nhằm nâng cao về khả năng tính toán chỉnh định rơle.

+ Sử dụng đặc tính phụ thuộc tránh tình trạng mất chọn lọc như hiện nay.

1.5 Kết luận chương 1

Sau chương 1 nội dung chính bao gồm:

- Khái quát nguồn lưới điện tỉnh Lạng Sơn cũng như lưới điện 22kV toàn tỉnh. Đặc biệt lưới 22kV nhiều kết nối mạch vòng, vận hành hở thường xuyên thay đổi kết dây trong quá trình vận hành lưới điện.

- Các thiết bị bảo vệ trên lưới điện 22kV đảm bảo đáp ứng đầy đủ các loại bảo vệ cắt nhanh, quá dòng, chạm đất…. Đảm bảo các chức năng cài đặt theo đặc tính độc lập, phụ thuộc chó phép kết nối máy tính cài đặt dễ dàng.

- Nhận thức rõ nhiều tồn tại trên lưới điện 22kV đặc biệt trong việc tính toán vận hành thiết bị bảo vệ trên lưới điện còn nhiều bất cập. Từ đó xác định, định hướng giải quyết các vấn đề tồn tại.

CHƯƠNG 2

GIẢI TÍCH LƯỚI VÀ TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH CHO LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP TỈNH LẠNG SƠN

2.1 Giới thiệu vấn đề

Lưới điện trung áp tỉnh Lạng Sơn có hai cấp điện áp là 22 kV và 35 kV. Lưới 22 kV tỉnh Lạng Sơn quản lý hiện tại bao gồm lộ 471E13.2, 472E13.2, 473E13.2,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp phối hợp bảo vệ của các recloser trên lưới điện trung áp 22KV tỉnh lạng sơn (Trang 30 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)