Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân cấp nguy cơ cháy rừng bằng hàm lập nhóm ở khu vực vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 25 - 26)

2. Ý nghĩa của đề tài

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

Vĩnh Cửu nói chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa, với nền nhiệt độ cao đều là điều kiện đảm bảo nhiệt lƣợng cao cho cây trồng phát triển quanh năm. Nhiệt độ bình quân 26,80C, nhiệt độ tối cao trung bình 280C vào tháng 4, nhiệt độ tối thấp trung bình 24,60C vào tháng 12 và 1. Lƣợng mƣa lớn (1.797 mm/năm), phân bố theo mùa (mùa khô và mùa mƣa) đã chi phối mạnh mẽ nền sản xuất nông lâm nghiệp. Mùa khô kéo dài 5 tháng từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau. Mùa mƣa kéo dài 7 tháng từ tháng 5 đến tháng 11 trong năm. Độ ẩm bình quân 80%, tối cao 87% vào các tháng 7 - 9, tối thấp 70% vào các tháng 2 và 3.

Khu vực vĩnh Cửu có hồ Trị An với lƣợng nƣớc lớn. Thƣợng nguồn gồm hai nhánh chính là Đa Nhim và Đa Dung. Do sông sâu và dốc nên khả năng bồi đắp phù sa kém, chỉ xuất hiện giải đất phù sa chạy dọc theo ven triền sông. Phía Bắc xã có Suối Đá, suối Mã Đà, suối Sai, suối Cây Sung, suối Bà Cai và một số suối nhỏ khác, tất cả các suối trong khu vực lâm trƣờng Mã Đà cũ đều chảy theo hƣớng

Đông - Tây và đổ ra sông Bé. Bên cạnh đó, trên phạm vi xã có nguồn nƣớc đáng kể từ hồ Trị An với diện tích 285 km2

(trên địa phận huyện xã Mã Đà 160 km2) dung tích khoảng 2,542 tỷ m3

nƣớc. Trên khu vực đập nƣớc đã xây dựng nhà máy thủy điện Trị An, hồ Trị An vừa cung cấp nƣớc phục vụ nhà máy điện, vừa là cảnh quan sinh thái, vừa là nơi cung cấp thủy sản cho khu vực. Ngoài hồ Trị An còn có hồ Bà Hào, hồ có diện tích 150 ha là cảnh quan sinh thái khi khách tham quan du lịch Chiến khu D. Nói chung, tài nguyên nƣớc mặt và nƣớc ngầm khá phong phú. Trong đó quan trọng nhất là sông Đồng Nai, có ý nghĩa trong việc cung cấp nƣớc phục vụ sinh hoạt, nông nghiệp và tạo thế cân bằng sinh thái của vùng.

Khu vực nghiên cứu có 02 nhóm chính đó là đất xám và đất đỏ vàng. Nhóm đất xám đƣợc hình thành trên phù sa cổ có địa hình cao bằng thoát nƣớc, tầng đất hữu hiệu dày từ 30 đến 100 cm, thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát trong đất cao. Đất có màu xám đến xám hơi vàng, địa hình thấp ngập nƣớc đất có màu xám xanh (gley), những nơi mức nƣớc ngầm lên xuống không đều đất bị kết von. Đất nghèo dinh dƣỡng (Mùn, đạm, lân, kali). Đất xám tập trung nhiều trên địa hình đồi bằng lƣợn sóng nhẹ, thoát nƣớc thích hợp với các loại cây hoa màu và cây lâm nghiệp, đồng thời thích hợp với việc sử dụng các mục đích xây dựng, giao thông. Nhóm đất đỏ chiếm diện tích nhỏ, đất bị kết von, tầng đất mịn mỏng, đất chua và nghèo dinh dƣỡng. Khả năng chỉ bố trí trồng các loại cây lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân cấp nguy cơ cháy rừng bằng hàm lập nhóm ở khu vực vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)