1/ Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa, nội dung Cuộc thi đến CBQL, GV,
HS, CMHS và cộng đồng XH.
2/ Tổ chức tìm hiểu, phổ biến Quy chế, quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT về Cuộc thi.
3/ Chỉ đạo và tổ chức tổng kết, đánh giá Cuộc thi năm học 2011-2012, khen thưởng HS, GV
hướng dẫn (ở những nơi đã tổ chức).
4/ Phát động triển khai NCKH và tham gia Cuộc thi năm học 2012 - 2013
5/ Tổ chức hội thảo, tập huấn bồi dưỡng cho
CBQLGD, GV, HS về PP NCKH, về tổ chức hoạt động NCKH.
6/ Tạo điều kiện để HS, GV tham gia hội nghị, hội thảo khoa học và triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
7/ Phát huy đội ngũ GV, đặc biệt GV có kinh nghiệm NCKH, đã thực hiện đề tài NCKH.
8/ Đưa nội dung triển khai NCKH của HS vào sinh hoạt của tổ bộ môn.
9/ GV tổ chức trao đổi, thảo luận trong giờ sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa để định hướng hình
thành ý tưởng về dự án nghiên cứu cho học sinh.
10/ Phối hợp với:
- Cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, các Viện, trung tâm NCKH
- Sở KH&CN, Liên hiệp các Hội KHKT, Vifotec, Đoàn TNCS HCM
- Nhà khoa học, cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp và các nhà tài trợ …
để hỗ trợ điều kiện hoạt động NCKH và tổ chức các Cuộc thi cấp cơ sở.
11/ Tổ chức các Cuộc thi cấp cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế; tích cực chuẩn bị và tham gia Cuộc thi cấp quốc gia.
12/ Gắn kết với các cuộc thi ý tưởng sáng tạo; Thi hùng biện tiếng Anh; Thi sáng tạo của thanh thiếu niên và nhi đồng; Thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn; Thi TN-TH...
13/ Có chế độ ưu tiên, khuyến khích phù hợp cho GV, người hướng dẫn, HS đoạt giải cấp cơ sở; người tham gia tổ chức Cuộc thi, có nhiều đóng góp tích cực, có thành tích trong Cuộc thi.