43 AWAL – HỒI GIÁO CHAMPA

Một phần của tài liệu Awal_ hoi_giao_champa (Trang 43 - 44)

AWAL – HỒI GIÁO CHAMPA

TÁC GIẢ: TS. PUTRA PODAM (VĂN NGỌC SÁNG)

Quay lại năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng bị quân Cambodia đánh bại, nên rút về vùng thượng nguồn sông Tiền (Châu Đốc - An Giang) mang theo quân lính người Chăm, người Malay theo Islam và dựa vào lực lượng này để trấn giữ biên giới. Gia nhập vào cộng đồng Chăm hình thành Chăm Islam (Islam chính thống) ở khu vực Nam bộ. Những năm đầu thế kỷ XIX, Sài Gòn - Gia Định mở rộng giao thương buôn bán trở thành trung tâm của Nam bộ. Các thương nhân người Malaysia, Indonesia, India, Pakistan, … là những tín đồ Islam làm nghề buôn bán tơ lụa, đồ gia vị cho những tiệm buôn, quán ăn, … ngày càng đông hơn. Từ đó, khu vực Nam bộ ngày càng đông cư dân Chăm và cư dân nước ngoài theo Islam ở Sài Gòn.

Riêng tại tỉnh An Giang có 9 xã người Chăm sinh sống, trong đó khoảng 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú và Châu Thành, gần như toàn bộ theo Hồi Giáo Sunni. Người Chăm ở Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ cũng hầu hết theo Hồi Giáo hệ phái Sunni, dòng Shafi'i.

Hình 52. Thánh đường Masjid Jamiul Azhar thuộc Châu Phong,

Tân Châu, An Giang, được xây dựng từ năm 1959.

Năm 1963, sự du nhập trở lại của Islam chính thống giáo tại Sài Gòn vào cộng đồng người Chăm Bani Awal ở Panrang-Panduranga xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ giữa ông Từ Công Xuân (cựu dân biểu) và người Chăm Bani Islam gốc Châu Đốc. Sự xuất hiện của Islam như là một tôn giáo mới, nên khi tín đồ theo tôn giáo này sẽ được gọi là Cham Baruw (Chăm mới), đây là thuật ngữ địa phương chỉ có người Chăm Ninh Thuận tự gọi để phân biệt với Chăm Klak (Chăm cũ) nghĩa Chăm theo Bani Awal. Cách gọi này thường gây hiểu lầm cho người nước ngoài khi họ quan tâm nghiên cứu đến văn hóa Champa. Hiện nay người Chăm Bani Islam ở Việt Nam có khuynh hướng giao lưu với các tín đồ Islam chính thống ở các quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, … và có mối quan hệ gắn bó với cộng đồng Islam trên thế giới.

Một phần của tài liệu Awal_ hoi_giao_champa (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)