Ứng dụng Radar trong công nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN LỚP BÀI TẬP MÔN VẬT LÝ 2 Đề tài Sóng Radar và Ứng Dụng (Trang 25 - 27)

Cảm biến radar được sử dụng trong nhiều ứng dụng đo đạc và phát hiện vật thể trong nhà máy. Dựa vào đặc tính và ưu điểm của chúng mà chúng thích hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau.

Cảm biến đo mức radar có thể đo được các đối tượng như: Chất lỏng, chất rắn dạng hạt, chất bột,…chúng cho kết quả đo có độ chính xác rất cao. Và là lựa chọn hàng đầu trong việc chọn giải pháp đo mức trong công nghiệp.

Cảm biến radar đo mức thì cũng được chia làm 2 loại riêng biệt theo đặc tính của nó. Đó là:

 Cảm biến radar đo mức tiếp xúc

 Cảm biến radar đo mức không tiếp xúc

Hình 2.19: Cảm biến radar không tiếp xúc dùng để đo chất lỏng

Các cảm biến đo mức radar sử dụng để đo mức các đối tượng không tiếp xúc như: đo nước thải, đo hoá chất axit ăn mòn, nguyên vật liệu thô: cát, cà phê, bồn thức ăn chăn nuôi.

Nguyên lý: Phát sóng trong không gian và nhận lại tín hiệu phản hồi. Sau đó bộ phận xử lý trong cảm biến sẽ chuyển đổi tín hiệu thành tín hiệu 4-20mA gửi đến các màn hình hiển thị đo mức khoảng cách hoặc điều khiển.

Một sản phẩm cảm biến đo mức radar dạng sóng phổ biến hiện nay RDR 300

SERIES – hãng Orion được Việt Nam rất ưa chuộng. Ưu điểm của dòng này là đáp

ứng nhu cầu trong công nghiệp nặng. Khoảng cách đo tối đa 50m – vừa đủ với các silo, tank, ứng dụng hiện nay. Giá thành thấp hơn Hawk.

Hình 2.20: Máy cảm biến sóng radar sử dụng trong công nghiệp

Điểm khác biệt so với các cảm biến siêu âm, đó là cảm biến radar có tốc độ phản hồi và độ chính xác cao hơn nhiều lần. Vì thế, chúng có chi phí đắt nên ít được dùng trong những ứng dụng độ chính xác cao ít quan trọng như đo mức trong bồn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN LỚP BÀI TẬP MÔN VẬT LÝ 2 Đề tài Sóng Radar và Ứng Dụng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)