GXNVCTTĐVN tại Hòa Lan Suy Niệm Lời Chúa Tháng

Một phần của tài liệu Bao-GX-LLCD-7-9-2017-rev-1 (Trang 26 - 34)

Suy Niệm Lời Chúa Tháng 8

8-8-2017 Chúa Nhật 18 TN – A, Mt 17, 1-9

Mặt Người chiếu sáng như mặt trời Suy niệm: Trong các hình ảnh người ta vẽ Ðức Giêsu, ta thường thấy Ngài có vòng hào quang trên đầu. Thật ra Con Thiên Chúa đã nên giống chúng ta. Ngài mang khuôn mặt bình thường như ta. Chính nơi khuôn mặt này mà ta thấy Thiên Chúa. “Ai thấy Ta là thấy Cha”. Khuôn mặt con người có thể phản ánh khuôn mặt Thiên Chúa. Nơi khuôn mặt Ðức Giêsu, khuôn mặt như mọi người, ta có thể gặp thấy Thiên Chúa vô hình, Ðấng ngàn trùng thánh thiện và vô cùng siêu việt.

Ba môn đệ đã quá quen với khuôn mặt Thầy Giêsu, khuôn mặt dãi dầu mưa nắng vì sứ vụ, khuôn mặt chan chứa mọi thứ tình cảm của con người. Chính vì thế họ ngây ngất hạnh phúc khi thấy khuôn mặt ấy rực sáng vinh quang. Họ muốn dựng lều để ở lại tận hưởng. Tiếng từ đám mây phán ra như một lời giới thiệu và nhắn nhủ: “Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người, các ngươi hãy vâng nghe lời Người.” Thầy Giêsu vừa là Con, vừa là Người Tôi Trung, vừa là vị ngôn sứ đã từng được Môsê loan báo. Phêrô không quên được kỷ niệm độc đáo này. Ông viết: “Chúng tôi đã được thấy tận mắt vẻ uy phong lẫm liệt của Người... Chúng tôi đã nghe thấy tiếng từ trời phán ra khi chúng tôi ở trên núi thánh với Người”.

Ðức Giêsu được biến hình sau khi chấp nhận cuộc khổ nạn, sau khi thắng được cơn cám dỗ của Phêrô , và kiên quyết đi trên con đường Cha muốn. Biến hình là một bừng sáng ngắn ngủi, bất ngờ, báo trước vinh quang phục sinh sắp đến. Thân xác Ðức Giêsu sẽ được vào vinh quang viên mãn khi thân xác ấy chịu lăng nhục và đóng đinh vì yêu Cha và yêu con người đến tột cùng. Chúng ta cũng được biến hình, được bừng sáng, nếu chúng ta dám yêu, dám từ bỏ cái tôi ích kỷ, để cái tôi đích thực được lộ ra, trong ngần.

Chúng ta cần có lần lên núi cao, thanh vắng, để nhìn thấy khuôn mặt ngời sáng của Ðức Giêsu, nhờ đó chúng ta dễ đón nhậnkhuôn mặt bình thường của Ngài khi xuống núi, và khuôn mặt khổ đau của Ngài trên thập tự. Thế giới hôm nay không thấy Chúa biến hình sáng láng, nhưng họ có thể cảm nghiệm được phần nào khi thấy các Kitô hữu có khuôn mặt vui tươi, chan chứa niềm tin, tình thương và hy vọng. Sám hối là đổi tâm hồn, đổi khuôn mặt để chính tôi và cả Hội Thánh mang một khuôn mặt mới.

13-8-2017 Chúa Nhật 19 TN – A, Mt 14, 22-33

Xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy".

Suy niệm: Người ta thường nói: Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Trong đức tin cũng vậy, có trải qua những khó

26

7999910GXNVCTTĐVN tại Hòa Lan

khăn thử thách ta mới biết được lòng tin của mình như thế nào đối với Thiên Chúa.

Ông Thánh phê rô là người được Chúa trao cho vai trò đứng đầu Hội thánh tiên khởi. trải qua biết bao những thanh luyện của đức tin ngài mới đững vững được cương vị đứng đầu Hội thánh trong thời sơ khai. Suốt hành trình đi theo Chúa Giêsu, ở với Chúa Giêsu, Thánh Phêrô được Chúa thanh luyện rất nhiều. Hình ảnh Chúa Giêsu đi trên mặt nước đến với các môn đệ đang ở trên thuyền vào ban đêm làm cho các môn đệ sợ hãi. Vì kém lòng tin nên các ông không nhận ra Chúa và tưởng là ma. Chúa đã trấn an các ông khỏi nỗi sợ đó để các ông nhận ra được đó chính là người Thầy của mình. Ông Phêrô nói: Thưa Ngài, nếu quả là Ngài thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài. Chúa trả lời: Cứ đến. Ông Phêrô bước xuống mặt nước để tiến lại gần Chúa Giêsu, nhưng vừa có một cơn gió thổi qua ông sợ và kêu lên: Thưa Ngài, xin cứu con với. Một lòng tin được khơi lên để thôi thúc ông đến với Chúa nhưng rồi lại bị dập tắt ngay khi cơn gió mạnh ập đến. Chúa Giêsu nói: Hỡi kẻ kém lòng tin, sao lại hoài nghi. Vì nghi ngờ mà ông Phêrô không tiến đến được với Chúa. Ông hoài nghi về quyền năng của Thiên Chúa, khi thấy Thầy đứng trên mặt nước ông không tin đó lại là Thầy Giêsu. Trong sự hoài nghi đó, đức tin của ông đã bị chao đảo khi sóng gió ập đến, và rồi ông kêu Chúa cứu.

Cuộc sống hàng ngày của mỗi con người luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách do cuộc sống tạo nên. Đôi khi có những thử thách Thiên Chúa gửi đến cho chúng ta để thanh luyện đức tin của chúng ta. Trải qua thử thách ta mới biết được đức tin của ta thế nào. Chúng ta dễ dàng kêu trách, bỏ Chúa khi biến cố đau thương xảy đến. Nhiều khi ta mạnh miệng nói về đức tin của mình khi cuộc sống êm ả, nhưng rồi đó chỉ lả những cảm xúc nhất thời ta ngộ nhận. Một đức tin vững vàng mạnh mẽ phải trải qua những biến cố đau thương, trải qua những sóng gió bão táp. Nhiều lần chúng ta rơi vào tình trạng của ông Phêrô, gặp sóng gió và đức tin trở về con số không, rồi ta chạy đến kêu cứu với Chúa. Thân phận yếu đưới của con người là như vậy, ta cần ý thức sự mong manh, mỏng dòn của phận người để bám víu vào Chúa, để được tôi luyện trong Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, Ngài biết rõ sự yếu đưới trong con, Ngài biết con nhiều lần vấp ngã mà không sao đứng dậy nổi vì con kém lòng tin. Xin Ngài ban thêm lòng tin cho con để con luôn đứng vững trước những bão táp của cuộc đời mà đi theo Chúa đến cùng.

20-8-2017 Chúa Nhật 20 TN – A, Mt 15, 21-28

Này bà, bà có lòng mạnh tin".

Suy Niệm: Mahatma Gandhi, người có công giành độc lập cho Ấn Ðộ bằng con đường bất bạo động, đã có lần tuyên bố: "Tôi yêu mến Chúa Kitô,

27

7999910GXNVCTTĐVN tại Hòa Lan

nhưng tôi không phục những người Kitô hữu". Câu nói của con người đã từng lấy giáo lý của Chúa Kitô làm nền tảng cho chủ trương bất bạo động đáng làm cho chúng ta suy nghĩ.

Giáo lý của Chúa Kitô thì cao đẹp, nhưng nhiều Kitô hữu làm cho bao nhiêu người xa lánh Giáo Hội, chỉ vì cuộc sống của họ đi ngược lại với những gì họ tuyên xưng. Người ta thường nói: "Bà con xa không bằng láng giềng gần". Ðôi khi chúng ta cảm thấy gần gũi với những người láng giềng hơn là với những người thân thuộc. Trong liên hệ với Chúa Giêsu cũng thế, có biết bao người chưa từng được nghe nói đến Chúa Giêsu, có biết bao người không mang danh hiệu Kitô, nhưng lại gần gũi với Chúa Kitô và sống tinh thần Kitô hơn chính những người Kitô hữu.

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đề cao lòng tin của người đàn bà xứ Canaan, tức là một người ngoại giáo. Một trong những điều hẳn sẽ làm chúng ta ngỡ ngàng, đó là trên Thiên đàng, chúng ta sẽ gặp gỡ những người chúng ta chưa từng quen biết, ngay cả những người chưa một lần mang danh hiệu Kitô hay đặt chân đến nhà thờ. Thời Chúa Giêsu, có biết bao người ngoại giáo có lòng tin sâu sắc hơn cả những người Do thái. Trước hết, tiên tri Isaia đã từng khiển trách lòng giả dối của người Do thái: "Dân này thờ Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng họ thì xa Ta". Thời Chúa Giêsu, có biết bao người bị loại ra khỏi xã hội, bị đặt bên lề Ðền thờ, và có lẽ cũng không hề

thuộc toàn bộ lề luật của Môsê, nhưng lại có lòng sám hối và tin tưởng sâu xa hơn. Nói với những người chỉ giữ đạo một cách hình thức, Chúa Giêsu đã cảnh cáo: "Không phải những ai nói: Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời; nhưng là những kẻ thực thi ý Chúa".

Người đàn bà Canaan có lẽ không hề biết đến lề luật Môsê, nhưng đã sống niềm tin của mình một cách mãnh liệt. Lòng tin đó được thể hiện qua việc phó thác hoàn toàn vào quyền năng của Chúa Giêsu. Trong tình thế hầu như tuyệt vọng, bà đã chạy đến với Chúa Giêsu; sự van nài của bà cho thấy sự kiên nhẫn và lòng tin sắt đá của bà. Sự khác biệt cơ bản giữa một người có niềm tin và một người không có niềm tin, không hệ tại ở danh hiệu Kitô hay những thực hành đạo đức, mà chính là lòng tin. Tin vào sự hiện diện quyền năng của Thiên Chúa trong cuộc sống, tin vào tình yêu vô biên của Ngài, tin vào ý nghĩa của cuộc sống, tin vào tình người, đó là sắc thái chủ yếu của người có niềm tin: chính trong niềm tin đó, con người gặp gỡ Chúa Giêsu.

Trong một hoàn cảnh mà cái nhìn của con người có thể cho là tuyệt vọng, người Kitô hữu hơn bao giờ hết được mời gọi để nêu cao niềm tin của mình. Ðây là thời điểm để họ chứng tỏ bản sắc đích thực của mình. Trong cuộc sống chỉ có nghi kỵ và hận thù, họ được mời gọi để đốt lên ngọn đuốc của yêu thương. Trong một xã hội bị gậm nhấm bởi chán nản tuyệt vọng, họ được mời gọi để mang lại niềm hy vọng. Chỉ

28

7999910GXNVCTTĐVN tại Hòa Lan

khi nào giữ đúng vai trò đó, người Kitô hữu mới thực sự xứng đáng với danh hiệu của mình.

27-8-2017 Chúa Nhật 21 TN – A, Mt 16, 13-20

Con là Ðá, Thầy sẽ ban cho con chìa khoá nước trời".

Suy Niệm: Trong cộng đoàn Hội Thánh, Simon là khuôn mặt nổi bật trong nhóm Mười Hai. Ông thuộc nhóm những môn đệ đầu tiên theo Ðức Giêsu, và là một trong ba môn đệ thân tín nhất. Ông có mặt lúc Chúa hiển dung và trong Vườn Dầu. Ông thường là phát ngôn viên của cả nhóm. Ðức Giêsu phục sinh đã hiện ra cho ông trước tiên, và giao cho ông chăn dắt đoàn chiên của Ngài.

Simon có bản tính bộc trực, hăng hái.Vì quá tin vào sức mình, ông đã sa ngã, chối Chúa. Bất chấp những yếu đuối và giới hạn của Simon, Ðức Giêsu vẫn chọn ông đứng đầu nhóm Mười Hai, và làm nền tảng cho Hội Thánh của Ngài. Ngài đặt cho Simon một tên mới là Phêrô, tiếng Aram gọi là Kêpha, nghĩa là Tảng Ðá. Tên mới này phản ánh sứ mạng Chúa giao cho ông. Phêrô được tuyên bố là người có phúc, vì ông đã được Cha trên trời cho biết Ðức Giêsu là ai. Ông đã tin tưởng đón nhận mạc khải ấy. “Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Ðó là lời tuyên xưng đức tin của Phêrô. Nhưng ông không chỉ tuyên xưng đức tin của mình, ông còn tuyên xưng tình yêu

nữa: “Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Với niềm tin-yêu vào Ðức Giêsu, Phêrô sẵn sàng chia sẻ sứ mạng Mục Tử của Ngài, sẵn sàng hiến mình vì đoàn chiên. Quả thực, Phêrô đã giang tay chịu chết như Thầy Giêsu, đã theo Thầy và đến nơi mình không muốn đến.

Chúng ta ngỡ ngàng trước sự tin tưởng của Ðức Giêsu. Ngài cho Phêrô được chia sẻ trách nhiệm với Ngài.dù ông chỉ là một ngư phủ bình thường, ít học. Chỉ mình Ðức Giêsu mới là Nền Tảng (x. 1Pr 2,4-5), nhưng Phêrô cũng được làm nền cho Hội Thánh. Chỉ mình Ðức Giêsu nắm giữ chìa khóa (x. Kh 3,7), nhưng Phêrô cũng được trao chìa khóa Nước Trời. Nếu Phêrô có quyền giáo huấn, quyền thánh hoá và quản trị Hội Thánh, thì chỉ nhằm mục đích là phục vụ Dân Chúa.

Hội Thánh đã gặp biết bao khó khăn trong dòng lịch sử. Không phải chỉ là những cuộc bách hại đẫm máu, mà còn là những chia rẽ, tranh chấp nội bộ, những sa sút trầm trọng vì chạy theo thế gian. Hôm nay, Hội Thánh cũng gặp khó khăn không ít, khi nhiều người bỏ nhà thờ, bỏ đức tin, khi ơn gọi giảm sút ở nhiều nơi, khi Ðức Thánh Cha bị công kích? Ước gì mỗi người chúng ta ở lại và yêu mến Hội Thánh, cải tổ và canh tân Hội Thánh bằng việc canh tân chính bản thân mình.

29

7999910GXNVCTTĐVN tại Hòa Lan Suy Niệm Lời Chúa - Tháng 9 Suy Niệm Lời Chúa - Tháng 9

3.9.2017 - Chúa nhật 22 TN-A, Mt 16, 21-27

“Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình"

Suy niệm: Cuộc sống luôn đặt chúng ta trước những chọn lựa, mà lựa chọn thì phải từ bỏ. Có những điều xấu cần phải từ bỏ và cũng có những điều tốt phải từ bỏ để chọn điều tốt hơn. Chẳng hạn: người cha bỏ ngày nghỉ cuối tuần để đi làm thêm, kiếm tiền cho gia đình. Nếu từ bỏ vì yêu, chúng ta sẽ không cảm thấy bị mất mát hay thiệt thòi, nhưng trái lại, rất nhẹ nhàng và hạnh phúc. Chúa Giêsu hôm nay đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ mình theo Ngài, nghĩa là phải chọn Ngài, đặt Ngài lên trên mọi giá trị, kể cả giá trị cao nhất là cái tôi của mình. Ngài đòi ta vác thập giá theo Ngài, nghĩa là chọn con đường hẹp Ngài đã đi: con đường hẹp bỏ trời cao xuống đất thấp, của nghèo khó, đau khổ, hy sinh, từ bỏ ý riêng và chết nhục nhã trên thập giá để ý Cha được nên trọn.

Tâm điểm đời sống Kitô hữu là Chúa Giêsu Kitô. Vì thế, mọi giá trị vật chất hay chính mạng sống mình cũng trở nên tương đối trước Ngài, Đấng Tuyệt Đối. Tất cả những thứ đó phải được từ bỏ khi cần để thanh thoát, nhẹ nhàng vác thánh giá theo Chúa trong tin yêu. Bạn vẫn yêu thương gia đình, bè bạn, tạo vật, nhưng dưới Chúa và trong Chúa, ngõ hầu Chúa thật sự là trung tâm điểm đời sống bạn.

Chia sẻ cảm nghĩ của bạn khi dành một giờ đồng hồ để đến với thánh lễ. 10.9.2017 - Chúa nhật 23 TN - A, Mt 18, 15-20

"Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em"

Suy niệm: Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đưa ra các bước để tái lập mối liên hệ bị tổn thương. Nếu người khác có lỗi với anh, bước đầu tiên là đến gặp họ trao đổi riêng tư. Điều tồi tệ là chúng ta ghim vết thương này trong lòng. Điều này làm chúng ta mệt mỏi tâm trí và nó sẽ đầu độc tâm hồn, gây tổn hại trước hết cho chính chúng ta. Nếu chúng ta thực sự muốn sửa lỗi họ, nên cần gặp mặt để trao đổi trực tiếp với họ. Nếu việc này thất bại, bước thứ hai là đem theo một người khôn ngoan và điềm đạm chứ không phải là một người nóng tính và phán xét. Mục đích không phải là đưa người có lỗi ra phân xử, nhưng là giải thích cho họ, để họ nhận ra sai sót của mình và điều chỉnh. Và việc này cũng không thành công thì mới nhờ để sự trợ giúp của cộng đoàn tín hữu. Điều nhấn mạnh trong việc tái lập mối liên hệ đã bị phá vỡ là tìm kiếm sự giúp đỡ nơi các Kitô hữu, những người sẽ cầu nguyện và tìm sự hòa giải dựa trên tình yêu và sự khôn ngoan Kitô giáo, chứ không dùng lực lượng cưỡng chế hoặc pháp lý đe dọa như một vụ kiện tụng.

Hãy cầu nguyện cho những người mắc lỗi – chữa lành và hòa giải

30

7999910GXNVCTTĐVN tại Hòa Lan

Cuối cùng, ngay cả khi cộng đoàn tín hữu không hòa giải được thì chúng ta phải làm gì? Chúa Giêsu dường như muốn nói rằng chúng ta có quyền khước từ người sai lỗi bướng bỉnh và xem họ như một người bị loại trừ. Trong tôn giáo Do Thái những người thu thuế và các dân ngoại được coi là “dơ bẩn”, bị mọi người xa lánh, loại trừ. Tuy nhiên chúng ta biết trong Tin Mừng kể cho chúng ta nghe rất nhiều lần Chúa Giêsu thường lui tới với những hạng người này, ăn uống công khai với họ, và thậm chí vài lần còn ca ngợi họ! Chúa Giêsu không khước từ một ai nhưng luôn mở lòng tiếp đón, tha thứ và chữa lành.

17.9.2017 - Chúa nhật 24 TN – A, Mt 18, 21-35

Một phần của tài liệu Bao-GX-LLCD-7-9-2017-rev-1 (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)