Nói theo chánh trị đời thì quyền hành pháp của Tổng Thống, Chủ tịch nước vẫn thường xung khắc với quyền lập pháp của Quốc hội và quyền tư pháp của Tòa án tối cao hay Pháp viện. Trong chánh trị Đạo cũng tương tự thế. Các Đấng Thiêng liêng giảng dạy như sau:
 Tòa Thánh, đàn đêm 3–4–Canh Dần (dl 19–5–1950)
CAO THƯỢNG PHẨM
môn đồ của họ không chịu đặt mình trong khuôn viên luật pháp của giáo lý ấy. Nếu một thời kỳ mà một giáo lý đã thất chơn truyền thì đem đến cho nhơn sanh biết bao tang thương biến đổi!
Cũng vì lẽ ấy mà nay Đức Chí Tôn giáng trần lập Đạo, lại chia hình thể của Ngài ra hai phần để có phương kềm thúc nhau trên bước đường lập vị. Phần Cửu Trùng Đài chuyên về mặt giáo hóa nhơn sanh, còn phần của Hiệp Thiên Đài thì lo về mặt luật pháp để bảo thủ chơn truyền của Đạo. Nhờ đó nền Thánh giáo của Đức Chí Tôn khỏi phải qui thành phàm giáo.
Cũng vì lẽ quyền hành riêng biệt ấy mà khiến cho hai bên thường có phản khắc Đạo quyền, bởi tánh phàm thường hay có phạm những lỗi lầm mà chẳng chịu phục thiện, đặng cải sửa cho trở nên tận thiện. Các em đâu hiểu rằng, Chí Tôn giao quyền sửa trị Chức sắc, Chức việc và toàn đạo nam nữ cho bên Hiệp Thiên Đài là Thánh ý của Đức Chí Tôn muốn dùng hình phàm đặng làm cho giảm bớt tội vô hình. Nếu ai chẳng thận trọng để cho phạm vào luật pháp mà chẳng chịu pháp sửa trị của Hiệp Thiên Đài thì rất uổng cho một kiếp tu mà không trọn phận, và đến khi rời bỏ xác phàm rồi làm sao có cơ hội lập công nữa! Mà một khi không lập công quả được nữa thì tội án đã phạm làm sao chuộc được. Rồi mãi bị trầm luân khổ hải đời đời kiếp kiếp. Vậy các em khá nhớ lời Bần đạo dặn mà giữ mình cho trọn phận trong lúc Tam Kỳ Phổ Độ nầy”.