8. Bố cục của đề tài
2.1.1. lệch điện áp
Điện áp đạt giá trị định mức khi công suất phản kháng phát ra cân bằng với công suất phản kháng của phụ tải. Giá trị điện áp tại một điểm nào đó trong hệ thống điện phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn đến điểm đó, tình trạng của phụ tải và việc nâng cao điện áp tại nguồn và các máy biến áp, vì vậy tại một điểm trong hệ thống điện luôn tồn tại độ lệch điện áp, độ lệch điện áp được biểu thị dưới dạng:
- Độ lệch điện áp tuyệt đối:
Độ lệch điện áp tuyệt đối là độ chênh lệch giữa điện áp thực tế đo tại một điểm so với giá trị định mức, được xác định như sau:
U = U - Uđm [V] (2.1)
Trong đó:
U: Độ lệch điện áp tại điểm khảo sát, [V]
U: Điện áp thực tế đo được, [V] Uđm: Điện áp định mức, [V]
Độ lệch điện áp tại một điểm j bất kỳ trên lưới điện còn được xác định như sau:
Σj n j j
ΔU ΔU ΣΔE ΔU (2.2)
Trong đó:
Uj : Độ lệch điện áp tuyệt đối tại điểm j, [V]
Un: Độ lệch điện áp tại đầu nguồn, [V]
Ej: Độ gia tăng điện áp tại MBA thứ j từ nguồn đến điểm khảo sát, [V] ∆Uj: Hao tổn điện áp trên đoạn dây thứ j từ nguồn đến điểm khảo sát, [V] - Độ lệch điện áp tương đối
Độ lệch điện áp tương đối là độ lệch điện áp tuyệt đối tính theo phần trăm so với giá trị định mức, được xác định:
dm td dm U U ΔU x100 U [%] (2.3) Trong đó:
Utd: Độ lệch điện áp tương đối tại điểm khảo sát, [%] U: Điện áp thực tế tại điểm đó, [V]
Udm: Điện áp định mức tại điểm cần xác định độ lệch điện áp, [V]
Chỉ tiêu độ lệch điện áp thỏa mãn khi nằm trong giới hạn cho phép. Mỗi khu vực, mỗi quốc gia đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau về giá trị độ lệch điện áp cho phép. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn độ lệch điện áp cho phép đối với từng loại thụ điện khác nhau là khác nhau, ở chế độ làm việc bình thường được quy định như sau:
Bảng 2.1: Độ lệch điện áp cho phép ở chế độ làm việc bình thường
STT Hộ tiêu thụ điện Giới hạn dưới V-
cp Giới hạn trên V+
cp
1 Động cơ điện -5 +10
2 Chiếu sáng -2,5 +5
3 Thiết bị điện Công nghiệp -5 +5