LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI VÀ LỢI THẾ SO SÁNH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn Kinh tế vĩ mô ( Tác giả : Ths Trần Thị Hòa) (Trang 70 - 71)

Thương mại quốc tếđã xuất hiện từ lâu và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Để giải thích cơ sở kinh tế của thương mại quốc tế, người ta thường chia làm hai trường hợp:

8.1.1. Lợi thế tuyết đối

Trường hợp thứ nhất, thương mại quốc tế xuất hiện vì các nước có điều kiện sản xuất rất khác nhau: đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tư bản, kỹ thuật, điều kiện khí hậu… Vì điều kiện sản xuất khác nhau, mỗi nước chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng mà mình có thể sản xuất đối với họ việc sản xuất là có lợi hơn.

Lợi thế tuyệt đối: Khi một đất nước có thể sản xuất một mặt hàng với chi phí thấp hơn nước khác, thì nước đó có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất mặt hàng đó.

Tuy nhiên, trường hợp thứ hai, phổ biến hơn là phần lớn thương mại diễn ra giữa những nước khá giống nhau vềđiều kiện sản xuất. Thương mại vẫn diễn ra khi một nước nào đó, sản xuất tất cả các mặt hàng rẻ hơn so với nước khác cũng như giữa một nước có năng suất thấp hơn với nước có năng suất cao hơn. Vì sao lại như vậy?

8.1.2. Lợi thế so sánh

Lý thuyết lợi thế so sánh sẽ trả lời câu hỏi đó. Lý thuyết này do nhà kinh tế học người Anh D.Ricardo đặt nền móng đầu tiên . Lý thuyết lợi thế so sánh khẳng định rằng, nếu một nước có lợi thế so sánh trong một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh trong một số sản phẩm khác thì nước đó có lợi trong chuyên môn hoá và thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế chủ yếu phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải chỉ phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối.

Vậy lợi thế so sánh là gì?

Một nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất một mặt hàng nếu nước đó có chi phí sản xuất tương đối (hay chi phí cơ hội) về mặt hàng đó thấp hơn so với nước khác.

Ví dụđơn giản: giả sử có hai nước A và B sản xuất hai mặt hàng X (ti vi) và Y (quần áo). Giả sử tiếp rằng chi phí sản xuất hai mặt hàng đó quy đổi ra thành chi phí về lao động. Bảng 8.1 cho biết chi phí lao động (giờ công) để sản xuất một đơn vị sản phẩm X và Y của hai nước nói trên.

Bảng 8.1 cho thấy:

Nước A có lợi thế tuyệt đối về sản xuất cả hai mặt hàng X và Y.

Nếu so sánh chi phí sản xuất mặt hàng X thì nước A sản xuất rẻ hơn nước B hai lần, còn mặt hàng Y - 4/3 lần.

Tuy vậy, nước B lại có lợi thế so sánh về mặt hàng Y (quần áo), còn nước A có lợi thế so sánh về mặt hàng X (ti vi).

Bảng 8.1 Hao phí lao động Sản phẩm Nước A Nước B X (ti vi) Y (quần áo) 6 3 12 4

Bảng 8.2 so sánh chi phí tương đối - hay là chi phí cơ hội để sản xuất hai mặt hàng của hai nước. Bảng 8.2 Chi phí cơ hội Sản phẩm Nươc A Nước B X (ti vi) Y (quần áo) 2 (quần áo) ½ (ti vi) 3 (quần áo) 1/3 (ti vi) Ở nước A

- Để sản xuất thêm 1 ti vi, phải hy sinh hai bộ quần áo. Ngược lại để sản xuất thêm 1 bộ quần áo, phải hy sinh một nửa chiếc ti vi.

Ở nước B

- Để sản xuất thêm một ti vi, phải hy sinh 3 bộ quần áo. Ngược lại, để sản xuất thêm một bộ quần áo, phải hy sinh 1/3 chiếc ti vi.

Như vậy, nước A có chi phí cơ hội để sản xuất ti vi thấp hơn nước B, còn nước B có chi phí cơ hội sản xuất quần áo thấp hơn nước A.

Nguyên tắc lợi thế so sánh chỉ ra rằng, nếu thương mại được tiến hành một cách tự do thì nước A có thể chuyên môn hoá sản xuất ti vi đểđổi lấy quần áo do nước B sản xuất. Ngược lại nước B sẽ có lợi nếu chuyên môn hoá sản xuất quần áo đổi lấy ti vi của nước A. Sau khi có thương mại, cả hai nước cùng có lợi. Thương mại sẽ làm tăng khả năng tiêu dùng của mỗi nước và tăng khả năng sản xuất của thế giới.

Như vậy, thương mại quốc tế thúc đẩy phân công lao động và hợp tác hai bên cùng có lợi. Thương mại tự do mở cửa tạo điều kiện cho mỗi nước mở rộng khả năng sản xuất và tiêu thụ của mình, nâng cao sản lượng và mức sống của toàn thế giới.

Song trong thực tế, để bảo vệ nền sản xuất nội địa của mỗi nước, chống lại hàng nhập, tạo thêm việc làm cho dân cư, nhiều nước đã theo đuổi các chính sách thuế quan, quy định hạn ngạch và đưa ra các hàng rào phi thuế quan khác. Đó vẫn là cuộc đấu tranh dai dẳng giữa những quan điểm khác nhau trong chính sách kinh tế vĩ mô, có liên quan đến ngoại thương. Xu hướng chung hiện nay là hình thành các khu vực kinh tế rộng lớn trên thế giới. Thay vì việc tạo nên hàng rào

thuế quan giữa các nước với nhau, các thành viên của khu vực thống nhất tạo dựng những hàng rào thuế quan khu vực để bảo vệ lợi ích của các nước trong khối của mình.

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn Kinh tế vĩ mô ( Tác giả : Ths Trần Thị Hòa) (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)