Khái quát về tỉnhYên Bái và Sở tài nguyên và môi trường tỉnhYên Bái

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái (Trang 55 - 105)

2.1. Khái quát về tỉnh Yên Bái và Sở tài nguyên và môi trường tỉnhYên Bái Yên Bái

2.1.1. Khái quát về tỉnh Yên Bái

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên và hành chính

- Vị trí địa lý và hành chính

Yên Bái là tỉnh miền núi phía bắc, tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, đồng thời là vùng chuyển tiếp giữa vùng Trung du lên vùng cao. Phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai; phía Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 688.627,64 ha, bằng 10,4% diện tích vùng Đông Bắc và bằng 2% diện tích tự nhiên của cả nước; Về quy mô đất đat thì tỉnh Yên Bái xếp thứ 8 so với 11 tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc. Toàn tỉnh Yên Bái có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm Thành phố Yên Bái (thành phố Tỉnh lỵ); Thị xã Nghĩa Lộ; 07 huyện: Văn Chấn; Trạm Tấu; Mù Cang Chải; Văn Yên; Trấn Yên; Lục Yên; Yên Bình trong đó có 173 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 150 xã, 13 phường, 10 thị trấn).

Đặc điểm địa hình

Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn (dãy núi Hoàng Liên Sơn, dãy núi Pú Luông và dãy núi Con Voi) có hướng chạy Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Vì vậy địa hình tỉnh Yên Bái khá phức tạp chia thành 2 vùng lớn: vùng thấp và vùng cao. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc điểm địa hình núi dốc, cao, có nhiều thung lũng, núi đá vôi, và đồng bằng nhỏ hẹp nên không thuận lợi cho việc phát triển các ngành dân sinh kinh tế của tỉnh, đặc biệt là cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Nhưng ngược lại chính nó là điều kiện để các sông suối có nhiều thác ghềnh thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện với các hình thức dập dâng, kênh dẫn và có nhiều cảnh quan đẹp để phát triển du lịch. Do đó cần có sự kết hợp trong việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh và các lợi thế của mỗi vùng để tạo thành thế mạnh chung của toàn tỉnh trong việc phát triển kinh tế xã hội mà các tiểu vùng còn hỗ trợ lẫn nhau để đi lên trong điều kiện mới.

Đặc điểm khí hậu

Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 83 - 87%; Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm vì vậy thuận lợi cho việc phát triển lâm - nông nghiệp. Khu vực nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe có độ cao trung bình 70 m là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả.

Mùa mưa nhiệt độ trung bình khoảng 25oc, lượng nước mưa mùa này chiếm từ 80-85% lượng nước mưa cả năm. Số ngày mưa nhiều, cường độ lớn nên gây tình trạng ngập úng, sạt lở đất đá ở nhiều nơi, giao thông đi lại khó khăn. Mùa khô mưa ít, mức nước các sông xuống thấp gây tình trạng hạn hán thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt trên nhiều vùng núi.

Hiện nay Yên Bái có 3 trạm khí tượng đo được các yếu tố mưa, nhiệt độ, gió, bốc hơi, nắng...

- Đặc điểm sông ngòi

Diện tích lưu vực của hệ thống sông suối ở Yên Bái trên 3.400 km2 được hình thành từ 3 hệ thống sông suối lớn là sông Chảy, sông Thao và suối Nậm Kim với tổng chiều dài 320 km. Do đặc điểm địa hình nên hệ thống sông, suối đều bắt nguồn từ núi cao, có độ dốc lớn nên tiềm năng về thủy điện và cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân rất dồi dào.

Sông Thao là dòng chảy chính của sông Hồng chảy qua địa phận Yên Bái dài 100 km, diện tích lưu vực khoảng 2.700 km2 với 48 ngòi suối phụ lưu (trong đó có 4 ngòi lớn: Ngòi Lâu, Ngòi Thia, Ngòi Hút và Ngòi Lao.

Sông Chảy bắt đầu từ Minh Chuẩn (Lục Yên) đến Hán Đà (Yên Bình) rồi nhập vào sông Lô chảy qua địa phận Yên Bái dài 95 km, phụ lưu của sông Chảy có 32 con suối, diện tích lưu vực 2.200 km2. Phần hạ lưu do có độc lớn nê đã xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà đây là nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam.

Suối Nậm Kim thuộc chi nhánh của hệ thống sông Đà, với diện tích lưu vực vào khoảng 600 km2, có độ dốc lớn nên có tiềm năng phát triển thủy điện.

Hệ thống ao hồ phần lớn tập trung ở các huyện Lục Yên, Yên Bình và huyện Trấn Yên với diện tích vào khoảng 20.913 ha. Trong đó hồ Thác Bà có diện tích trên 19.000 ha, trong lòng hồ có hệ sinh thái đa dạng có nhiều loài tôm, cá tự nhiên đem lại giá trị kinh tế cao và còn là địa điểm du lịch sinh thái.

Do đặc điểm địa hình nên mạng lưới sông suối được phân bố khắp lãnh thổ Yên Bái nên việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi, ngoài ra còn điều hòa khí hậu, mạng lưới giao thông đường thủy phát triển; các sông suối có độ dốc lớn nên có tiềm năng phát triển thủy điện để cung cấp điện, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng cao.

Song bên cạnh những mặt tốt thì về mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 thường gây ra lũ lụt khu vực ven sông và các phụ lưu lớn (các suối lớn) gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp, tài sản của nhân dân và làm hư hại các công trình thủy lợi. Mùa kiệt (tháng 11 đến tháng 4) mực nước thấp phải dùng biện pháp động lực để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống.

2.1.1.2 Về kinh tế

Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng, đã tạo điều kiện cho Yên Bái rút ngắn khoảng cách tới các vùng kinh tế trọng điểm như từ thành phố Yên Bái đến thủ đô Hà Nội còn dưới 120 km; từ thành phố Yên Bái đên cửa khẩu Lào Cai xuống còn dưới 130 km; Thành phố Yên Bái đến cảng Hải Phòng xuống còn dưới 190 km, nhờ vậy việc giao lưu hàng hóa từ Yên Bái đến các vùng kinh tế phụ cận như Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn Tây, Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc … trở nên thuận tiện. Những yếu tố trên đã tạo điều kiện cho Yên Bái mở rộng giao lưu, quan hệ hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.

Với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, hấp dẫn… là điều kiện quan trọng để Yên Bái chào đón các nhà đầu tư đến với Yên Bái để cùng hợp tác và cùng phát triển.

Quá trình đô thị hóa ở Yên Bái cũng có những tác động nhất định đến tài nguyên nước: Dân số tập trung chủ yếu ở tại một số đô thị và khu vực trọng điểm, làm gia tăng nhu cầu nước phục vụ ăn uống sinh hoạt, sản xuất. Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm dẫn đến ngày càng thu hẹp diên tích rừng, ảnh hướng xấu đến chế độ dòng chảy - tăng dòng chảy mùa lũ và giảm dòng chảy vào mùa kiệt - gây nên tình trạng cạn kiệt, thiếu nước vào mùa khô. Hiện nay tất cả các đô thị trên địa bàn tỉnh đều chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải do đó lượng nước thải chưa qua xử lý thải thẳng ra môi trường. Tổng lượng nước thải đô thị toàn tỉnh hiện nay ước tính khoảng trên 21.445m3/ngày, hầu hết nước thải đô thị đều chưa được xử lý đạt quy chuẩn, tình trạng vứt rác thải, vật liệu xây dựng, xác động vật chết... xuống sông đã và đang gây ô nhiễm, các dòng sông nguồn nước.

2.1.1.3 Về văn hóa – xã hội

Tỉnh Yên Bái gồm 30 dân tộc anh em (chủ yếu dân tộc Kinh, Tày, Mông, Dao,...) các dân tộc ở Yên Bái sống quần tụ, xen kẽ tại khắp các địa phương trên địa bàn của tỉnh, với những bản sắc văn hoá đậm nét dân tộc.

Hàng năm tỉnh phấn đấu giải quyết việc làm cho 18.000 lao động, bình quân mỗi năm đưa khoảng 1.000 người đi xuất khẩu lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 là 45%, năm 2020 là 55%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm 4% (theo chuẩn của từng thời kỳ).

Tỉnh ngày càng chú trọng công tác đào tạo nghề, đào tạo nhân lực cho vùng sâu, vùng cao và vùng xa. Khuyến khích thành lập các cơ sở dạy nghề tư nhân. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, nhất là lao động nông thôn. Tập trung đầu tư hỗ trợ 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giảm nghèo nhanh và bền vững, từng bước nâng cao đời sống người dân. Nhờ có những chính sách phát triển

kinh tế trong những năm qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái tiếp tục được duy trì. Đời sống, giá trị văn hóa được nâng lên. Nên ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng nâng lên.

2.1.2. Khái quát về Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái được thành lập theo Quyết định số 356/2003/QĐ-UB ngày 28/8/2003 của UBND tỉnh Yên Bái với nòng cốt là Sở Địa chính trên cơ sở hợp nhất các bộ phận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TNN (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tài nguyên khoáng sản (thuộc Sở Công nghiệp), môi trường (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ).

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở thực hiện theo Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 01/10/2015 của UBND tỉnh Yên Bái.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai; tài nguyên khoáng sản, địa chất; đo đạc và bản đồ; tài nguyên nước; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; môi trường; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở.

Chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước

Trách nhiệm lập, điều chỉnh, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước;

Trách nhiệm khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi, các khoáng sản khác trên sông, suối; công bố danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp;

Trách nhiệm điều tra, đánh giá, kiểm kê tài nguyên nước; hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

Phổ biến, giáo dục về tài nguyên nước;

Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt; quan trắc, giám sát tài nguyên nước;

Thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước theo phân cấp và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước

Giám đốc Sở

Phó giám đốc Sở Phó giám đốc Sở

Văn phòng Sở Phòng thanh tra

Phòng TNN, KTTV và BĐKH Phòng khoáng sản Trung tâm QTTN và MT Chi cục bảo vệ môi trường Chi cục quản lý đất đai Trung tâm PTQĐ Văn phòng ĐKĐĐ

Trách nhiệm lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; xác định, công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước

Trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước;

Điều phối, giám sát trên lưu vực sông, suối lớn nội tỉnh; Quy trình vận hành hồ chứa và liên hồ chứa;

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và nhân lực tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái

Cơ cấu tổ chức Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái được thể hiện theo sơ đồ 2.2

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái

Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái được tổ chức thống nhất theo đúng quy định của UBND tỉnh.

Sở TNMT có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc Sở;

Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; báo cáo trước Hội đồng nhân dân, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo yêu cầu;

Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;

Các tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường: Văn phòng Sở, thanh tra sở, phòng khoáng sản, phòng khoáng sản, phòng tài nguyên nước – khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu;

Các Chi cục trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường: Chi cục bảo vệ môi trường và chi cục quản lý đất đai;

Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường: Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Yên Bái; Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái và Trung tâm quan trắc.

Nhân lực: Nguồn nhân lực tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 -2019 được thể hiện theo Bảng 2.1

Bảng 2.1: Nguồn nhân lực tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 -2019 STT Nội dung 2016 2017 2018 2019 1 Tổng 152 163 164 154 2 Nhân lực theo vị trí 2.1 Giám đốc 1 1 1 1 2.2 Phó giám đốc 2 2 3 2 2.3 Văn phòng sở 6 9 12 11 2.4 Phòng Kế hoạch tài chính 5 7 0 0 2.5 Phòng thanh tra 7 8 7 7 2.6 Phòng khoáng sản 4 3 5 5 2.7 Phòng TNN-KTTV và BĐKH 2 3 5 4 2.8 Phòng đo đạc bản đồ và viễn thám 3 3 0 0

2.9 Chi cục quản lý đất đai 8 9 15 12

2.10 Chi cục bảo vệ môi trường 8 12 12 12

2.11 Trung tâm quan trắc TNMT 12 12 12 12

2.12 Trung tâm thông tin TNMT 9 8 0 0

2.13 Trung tâm Công nghệ TNMT 30 28 33 33

2.14 Văn phòng Đăng ký đất đai và

PTQĐ 55 58 59 55

3 Nhân lực theo trình độ đào tạo

3.1 Thạc sĩ 8 12 19 24

3.2 Đại học 126 133 123 120

3.3 Cao đẳng 11 10 14 8

3.4 Trung cấp 7 8 8 2

4 Nhân lực theo nghiệp vụ

4.1 Quản lý nhà nước 46 57 60 54

4.2 Hành chính sự nghiệp 106 106 104 100

5 Nhân lực theo kinh nghiệm

5.1 Trên 20 năm 14 15 15 14

5.2 Trên 10 năm 31 33 33 30

5.3 Trên 5 năm 77 75 76 70

5.4 Dưới 5 năm 30 40 40 35

Công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, trước thủ trưởng cơ quan, đơn vị, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.

Việc bố trí công tác đối với công chức, viên chức của Sở Tài nguyên và Môi trường phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức, theo phẩm chất, năng lực, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật.

Năm 2019 số biến chế giảm so với năm 2018 là do Sở TNMT thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo quy định của UBND tỉnh.

2.1.2.3 Kết quả hoạt động của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái (Trang 55 - 105)