Cơ hội trên thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam dành cho các

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cung cầu về điện thoại thông minh ở việt nam (Trang 25 - 26)

các thương hiệu nội địa

- Theo Giám đốc liên kết Counterpoint Tarun Parthak cho rằng: "Mặc dù thị trường smartphone Việt đang có sự tăng trưởng khá lành mạnh nhưng các hãng nội địa vẫn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ Trung Quốc và trên toàn cầu".

- Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng

leo thang, đồng nhân dân tệ có dấu hiệu suy yếu, dẫn tới việc các sản phẩm Trung Quốc ngày càng rẻ hơn khi bán tại Việt Nam. Điều này sẽ càng làm lợi thêm cho các thương hiệu Trung Quốc, hiện đang chiếm giữ tới 50% thị phần tại Việt Nam. Các hãng smartphone Trung Quốc hiện đang tích cực tung ra nhiều biến thể trong phân khúc tầm trung với đủ dung lượng lưu trữ khác nhau nhằm thu hút khách hàng. Có thể thấy một số hãng như Xiaomi hay Huawei, Oppo đang thực hiện theo chiến lược này. Chỉ số thâm nhập thị trường smartphone Việt hiện khá thấp và điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng tại thị trường Việt còn rất cao. Ví dụ như các thương hiệu như Symphony MGT, HIYA và Vfone dù ít tên tuổi nhưng đã sớm tiếp cận thị trường Việt vì nhận thấy tiềm năng lớn.

- Thương hiệu nội địa với tiềm lực tài chính khủng như Vingroup với dòng sản phẩm Vsmart đã từng lên kế hoạch tấn công thị trường smartphone với các mẫu smartphone giá rẻ, nhằm lấp đầy những khoảng trống còn sót lại trên thị trường smartphone Việt vốn luôn nhạy cảm về giá bán, tuy nhiên hiện tại cũng đã dừng sản xuất. Thị trường còn có Bphone của Tập đoàn Bkav. Hãng này có hướng đi khác, khó khăn hơn là không nhằm vào phân khúc giá rẻ mà hướng tới phân khúc cận cao cấp để từ đó có thể mở rộng sang phân khúc cao cấp hoặc tầm trung...

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cung cầu về điện thoại thông minh ở việt nam (Trang 25 - 26)