Câu 2: Trình bày quá trình đổi mới nhận thức của Đảng ta về giải quyết các vấn đề xã hội từ Đại hội VI (12/1986) đến nay?(3đ)
Bài làm trnag216
− Tại đại hội 6, lần đầu tiên đảng ta nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính sách xã hội, đặt rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội với chính sách kinh tế và các lĩnh vực khác. Đại hội cho rằng trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội nhưng xã hội lại là mục tiêu của các hoạt động kinh tế.
− Mục tiêu chính sách xa hội thống nhất với mục tiêu kinh tế ở chỗ đều nhằm phát triển các yếu tố con ng. phát triển kinh tế là cơ sở và tền đề thực hiện chính sách xã hội, đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực để pt kinh tế.
− Đai hội VIII của Đảng chủ trương hệ thống chính sách xã hội phải đc hoạch định theo những quy định sau :
+ Tăng trg kinh tế phải gắn với tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình pt’
+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối.
+ Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.
+ Các vấn đề xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa.
− Đại hội XI chủ trương các chính sách xã hội phải hướng vào phát triển và làm lạnh mạnh hóa xã hội trong phân phối, tạo động lực pt sản xuất, tăng năng xuất lao động xã hội
Câu 3: Quan điểm và chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta?(4đ)
Đề số 20
Câu 1: Trình bày chủ trương và ý nghĩa nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ trong thời kỳ 1930 – 1941?(3đ)
Chủ trương của Đảng giai đoạn 1930-1941
1. Trong những năm 1930 – 1935: Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng
− Đấu tranh chống khủng bố trắng: Cao trào cách mạng 1930 – 1931: Xô viết Nghệ Tĩnh
+ Kiến tạo một mô hình chính quyền mới trong lịch sử dân tộc – chính quyền của nhân dân lao động. tuy nhiên thực dân P đã đàn áp dã man, dập tắt các pt đấu tranh.
+ Cuối 1930, Một số tỉnh ủy, huyện ủy, chi bộ được lập lại.
+ Đầu năm 1931, theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản, Lê Hồng Pong cùng một số đồng chí chủ chốt đã thành lập ra Ban lãnh đạo Trung ương.
− Tháng 6-1932 công bố Nội dung cơ bản của chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương
+ Tố cáo tội ác của đế quốc và phong kiến, phê phán các loại tư tưởng cải lương để khẳng định con đường cách mạng, con đường đấu tranh giai cấp.
+ Khẳng định vũ trang bạo động, thiết lập chính phủ công nông rồi tiến lên CNXH
+ Củng cố vai trò lãnh đạo của đảng, phải xây dựng đảng “cứng như sắt, vững như đồng” để tập hợp quần chúng
+ Trước mắt đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế chính trị hàng ngày
− Tháng 3-1935, ĐHĐB lần thứ nhất của Đảng được tổ chức ở Ma Cao, Trung Quốc đánh dấu sự phục hồi về tổ chức của Đảng.
+ Củng cố và phát triển Đảng
+ Thu phục quảng đại quần chúng lao động
+ Chống đế quốc chiến tranh: bằng đấu tranh chính trị:
+ Tuy nhiên chưa thấy nguy cơ chủ nghĩa phát xít.
2. Trong những năm 36-39
− Hoàn cảnh lịch sử
+ Tình hình thế giới:
• Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933: làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản càng gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao
• Chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nước: chủ trương thống trị độc tài, quân phiệt ở bên trong và tiến hành chiến tranh xâm lược ở bên ngoài để cướp thuộc địa và tiêu diệt Liên xô
• Đại hội VII của Quốc tế cộng sản (1935) đã xác định:
- Kẻ thù nguy hiểm nhất là chủ nghĩa phát xít
- Nhiệm vụ trước mắt: đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ tự do, dân chủ và hoà bình
- Chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở tất cả các nước để thống nhất hành động
+ Tình hình trong nước
• Thực dân Pháp và tay sai ra sức vơ vét, bóc lột, thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh
• Nguyện vọng chung trước mắt của nhân dân ta là được hưởng các quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
• Hệ thống tổ chức Đảng và các cơ sở cách mạng quần chúng mới được phục hồi
• Chính phủ mặt trận bình dân Pháp ban hành một số chính sách dân chủ có lợi cho các nước thuộc địa đã tạo cơ hội hiếm có để Đảng phát động phong trào đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp
− Chủ trương và nhận thức mới của Đảng Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh.
Chủ trương
− Về kẻ thù CM: Kẻ thù trước mắt của cách mạng là bọn phản động thuộc địa và tay sai
− Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình .Chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế
− Về đoàn kết quốc tế: đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp.
− Về hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh: chuyển từ hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh bí mật là chủ yếu sang hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa công khai, nửa hợp pháp là chủ yếu.
Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ
− Tháng 10- 1936, trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới, Đảng ta nêu rõ Tuỳ vào hoàn cảnh hiện thực bắt buộc, nếu nhiệm vụ chống đế quốc là cần kíp có thể tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa. Có khi vấn đề điền địa và phản đề phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. Đây là nhận thức mới của BCH TW, phù hợp với tinh thần Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đ và bước đầu khắc phục những hạn chế của Cương lĩnh tháng 10-1930.
− Tháng 3- 1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc. Bản Tuyên ngôn nêu rõ:“Hoạ phát xít đang đến gần, Chính phủ Pháp đang nghiêng về phái hữu, ráo riết chuẩn bị chiến tranh .Kêu gọi các tầng lớp nhân dân phải thống nhất hành động hơn nữa trong việc đòi các quyền tự do, dân chủ chống nguy cơ chiến tranh đế quốc.”
− Tháng 7- 1939, Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ viết tác phẩm Tự chỉ trích, một văn kiênh lí luận quan trọng về xây dựng Đảng, về công tác vận động mặt trận thống nhất rộng rãi trg đấu tranh CM ở VN.
Tóm lại, chủ trương 36-39 đã giải quyết đứng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trc mắt của cách mạng, của mối quan hệ công nông và mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi , giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, giữa pt CM Đông Dương với pt CM Pháp và trên TG.
Cao trào CM dân chủ 36-39 thực sự là cuộc vận động CM sâu rộng hiếm có ở một xứ thuộc địa, đã tuyên truyền đg lối, chủ trương Cm củ Đảng cho quảng đại quần chúng , mở rộng ll và trận địa CM, sáng tạo nên hình thức tổ chức, đấu tranh mới, gắn kết pt đấu tranh CM ĐÔng Dương với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân thế giới.
Câu 2: Trình bày nội dung chủ yếu của hoàn thiện thể chế: Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta?(3đ)
Câu 3:Trình bày định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức? (4đ)
Trang 131
Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn
− Một là về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
+ Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một vấn đề lớn của quá trình công ngiệp hóa đối với tất cả các nc tiến hành công nghiệp hóa trên tế giới. Nông nghiệp là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu, lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ.
+ Nông thôn chiếm đa phần dân cư ở thời điểm bắt đầu công nghiệp.
+ Chính bởi vậy quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của qt CNH. Định hướng pt cho quá trình này:
• Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Đẩy nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật và ứng dụng vào trong nông nghiệp
• Tăng nhanh tỷ trọng và giá trị sản phẩm lao động của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và lao dộng nông nghiệp
− Hai là quy hoạch phát triển nông thôn
+ Khẩn trương xây dựng các quy hoạch pt nông thôn, thực hiện chương trình nông thôn mới.
+ Hình thành các khu đô thị dân cư với kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ.
+ Phát huy dân chủ ở thôn thôn đi liền xây dựng đời sống mới, bài trừ các tệ nạn xã hội.
− Ba là, giải quyết lao động , việc làm ở nông thôn.
+ Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân.
+ Chuyển dịch cơ cấu lao dộng theo ướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ
Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
− Một là đối với công nghiệp
+ Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh.
+ Khuyến khích pt công nghiệp công nghệ cao, caoong nghệ chế tác, công nghệ phần mềm, công nghệ bổ trợ.
+ Tích cực thu hút vốn đầu tư nc ngoài để thực hiện các dự án trọng điểm về khai thác dầu khí . lọc dầu, hóa dầu, luyện kim, cơ khí, chế tạo cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng.
+ Xây dựng đồng bộ kết cấu kinh tế xã hội nhất là các ssan bay quốc tế, cảng biển, đg cao tốc, đg ven biển, mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội. phát triển công nghiệp năng lượng với tiết kiệm năng lượng.
− Hai là, dịch vụ.
+ Tọa bc pt vượt bậc với các ngành dịch vụ nhất là các ngành chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ pt kinh tế của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP.
+ Đổi mới cơ chế quản lí và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng. nhà nc kiểm soát chặt chẽ pháp quyền, tọa hành lang pháp lí môi trường thuận lợi cho mọi doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.
Phát triển kinh tế vùng
− Một là, có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùn trg cả nc cùng pt nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí của mỗi vừng và liên vừng. Đem lại hiệu quả kt cao.
− Hai là, xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm miền bắc, trung, nam thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung của đất nc.
Phát triển kinh tế biển
− Xây dựng và thực hiện chiến lược kt biển toàn diện, có trọng tâm trọng điểm. Gắn với quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế.
− Hoàn chỉnh quy hoạch, pt có hiệu quả hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biên hải sản, pt du lịch biển đảo, đẩy mạnh công nghiệp đóng tàu.
Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ
− Một là, pt nguồn nhân lực với co cấu đồng bộ, chất lượng cao.
− Hai là, pt khoa học công nghệ phù hợp với xu thế pt nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ.
− Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để phát huy vai trò quốc sách hàng đầu,tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa,hiện đại hóa và pt kinh tế tri thức.
− Bốn là, đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính.
Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên
− Một là tăng cường quản lí tài nguyên quốc gia, nhất là tài nguyên đất, nc, khoáng sản và rừng. Ngăn chặn hành vi hủy hoại môi trường, khắc phục tình trạng xuống cấp môi trg ở các song, khu đô thị …
− Hai là, từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, chủ động phòng chống thiên tai, bão lụt, tìm kiếm cứu nạn.
− Ba là, xử lí tốt quan hệ giữa tăng dân số. Pt kinh tế, đô thị với bảo vệ môi trường, đảm bảo pt bền vững.
− Bốn là mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, quản lí tài nguyên thiên nhiên, chú trọng lĩnh vực khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nc.