Liên tục kiểm tra động lực của bạn

Một phần của tài liệu 5467-toi-tu-duy---toi-thanh-dat-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 70 - 73)

François de la Rochefoucauld nói:“Những gì dường như là sự nhân từ thường thực ra chỉ là những ham muốn trá hình, cần xem xét một mối quan tâm nhỏ để đảm bảo mối quan tâm lớn”. Việc khó nhất mà hầu hết mọi người phải đối mặt là chiến thắng lại bản năng của mình, là đặt mình lên trước. Đó là lý do vì sao bạn phải liên tục xem xét những động lực của mình để chắc rằng mình không bị cuốn vào vòng xoáy của sự ích kỉ.

Bạn có muốn kiểm tra những động lực của mình không? Vậy hãy làm theo tấm gương của Benjamin Franklin. Mỗi ngày, ông tự đặt ra hai câu hỏi cho chính mình. Khi dậy vào buổi sáng, ông sẽ hỏi: “Tôi sẽ làm điều gì tốt trong ngày hôm nay?” Và trước khi đi ngủ, ông lại hỏi: “Tôi đã làm gì trong ngày hôm nay?” Nếu bạn có thể trả lời hai câu hỏi này bằng lòng vị tha và sự trong sạch, bạn đang đi đúng hướng.

HÃY CHO ĐI KHI BẠN VẪN CÒN TRÊN CÕI ĐỜI NÀY

Vào mùa thu năm 2001, nhân sự kiện 11 tháng 9, tất cả chúng ta đều chứng kiến một ví dụ về tư duy phóng khoáng, không giống như tất cả những gì chúng ta đã từng nghĩ trước đây về người Mỹ. Khi tôi vừa mới giảng xong một bài học về lãnh đạo thì trợ lý của tôi, Linda Eggers, đến phòng thu và báo cho tôi biết thảm họa này. Như hầu hết người Mỹ, tôi dán mắt vào màn hình ti vi cả ngày và nghe báo cáo của lính cứu hỏa, cảnh sát trong tòa nhà Thương mại Thế giới về việc giúp đỡ mọi người, không hề nghĩ đến sự an nguy của bản

thân mình.

Trong những ngày sau vụ thảm họa, hàng triệu người Mỹ bày tỏ tâm nguyện lớn được làm một việc gì đó giúp đỡ việc khắc phục thảm họa này. Tôi cũng có mong muốn đó. Công ty tôi lên lịch tổ chức một buổi tập huấn phát sóng trên truyền hình vào ngày 15 tháng 11, ngày thứ Bảy sau vụ thảm họa. Nhóm lãnh đạo chúng tôi quyết định thêm vào cuối chương trình dài một tiếng rưỡi có tên “Lời cầu nguyện của người Mỹ”. Trong đó, bạn tôi Max Lucado viết và đọc một đoạn kinh cầu nguyện, diễn tả nỗi đau từ con tim của hàng triệu người. Franklin Graham cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo đất nước chúng tôi. Jim và Shirley Doson đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ về việc làm thế nào để giúp con cái mình đối mặt với thảm họa. Bruce Wilkinson và tôi kêu gọi khán giả ủng hộ tài chính cho các nạn nhân của vụ 11/9. Thật kì diệu, họ đã quyên được 5,96 triệu đô la, một khoản tiền mà tổ chức Tầm nhìn Thế giới trân trọng và đồng ý phân phát cho những người có nhu cầu. Thế đấy, tư duy phóng khoáng và việc dâng hiến đã biến những thời khắc u tối thành thời khắc của ánh sáng và hy vọng.

Gần hai tuần sau thảm họa này, tôi đã có thể đến thăm Ground Zero ở thành phố New York. Tôi đến thăm địa điểm bị tàn phá, để cảm ơn những người đàn ông và phụ nữ đã giúp dọn dẹp những đống đổ nát và cũng để cầu nguyện cho họ. Tôi thực sự không thể tin được những gì mình nhìn thấy. Tôi đã đến New York hàng chục lần. Đó là một trong những địa điểm ưa thích của tôi trên thế giới. Vợ chồng tôi đã lên trên tòa tháp đôi rất nhiều lần trước đây và có những kỷ niệm tuyệt vời về khu vực này. Chúng tôi đã nhìn vào nơi mà trước đây là tòa tháp đôi từng đứng sừng sững và giờ thì không nhìn thấy gì ngoại trừ bụi, gạch vụn và bê tông xoắn lại - thật là không thể tả nổi.

Điều mà nhiều người Mỹ không nhận ra là trong vòng nhiều tháng mọi người đã làm việc một cách chăm chỉ để dọn dẹp hiện trường. Nhiều người trong đó là lính cứu hỏa và công nhân ở New York. Những người khác là tình nguyện viên. Và khi họ nhìn thấy những gì còn sót lại của một người nào đó trong đống đổ nát, họ gọi nhau trong im lặng và đưa chúng ra ngoài một cách cung kính.

Vì là một linh mục, tôi được đề nghị mặc áo mục sư khi vào khu vực. Khi tôi đang đi xung quanh, nhiều công nhân nhìn thấy và nhờ tôi cầu nguyện cho họ. Tôi coi đó như một vinh dự lớn.

Nhà giáo dục người Mỹ Horace Mann nói: “Hãy biết xấu hổ nếu cả ngay đến khi chết mà bạn vẫn chưa đạt được vinh quang gì đó cho nhân loại”. Theo tiêu chuẩn này, những người lính cứu hỏa ở New York thực sự đã sẵn sàng để chấp nhận cái chết. Nhiệm vụ mà họ phải gánh vác thật sự anh hùng. Bạn và tôi có thể không bao giờ được yêu cầu phải hy sinh mạng sống của mình để cứu người khác như họ. Nhưng chúng ta phải đóng góp giúp đỡ người khác theo nhiều cách khác nhau. Chúng ta có thể trở thành những người có tư duy phóng khoáng luôn luôn đặt người khác lên trước và tăng thêm giá trị cuộc sống cho họ. Chúng ta có thể làm nhiều việc tốt hơn giúp đỡ họ để họ có thể tiến xa hơn là mình nghĩ.

CÂU HỎI SUY LUẬN

Tôi có liên tục xem xét người khác và quá trình làm việc của họ để tìm cách kết hợp cao nhất với họ không?

Một phần của tài liệu 5467-toi-tu-duy---toi-thanh-dat-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)