Khử mùi tủ lạnh như thế nào?

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 4 THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH pps (Trang 27 - 28)

- Đun một ít nước hàn (đường caramel), sau đó chia thành từng cốc nhỏ cho vào từng ngăn trong tủ lạnh sẽ làm mất mùi hôi trong tủ lạnh.

- Lấy 500gr quýt tươi, sau khi ăn quýt xong, đem vỏ quýt rửa sạch lau khô, đặt vào nhiều nơi trong tủ lạnh. Sau 3 ngày, mở tủ lạnh ra mùi hôi trong tủ sẽ không còn nữa.

- Có thể cắt chanh thành những lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bị hút hết.

- Lấy 50gr chè ướp hoa đựng vào túi vải xô cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết. Sau 1 tháng, ta lấy chè đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời, tiếp tục sử dụng, hiệu quả rất tốt.

- Lấy 1 lít giấm đựng vào lọ thuỷ tinh mở nắp đặt vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ hết.

- Lấy 500gr Cacbônát natri đựng vào 2 lọ thuỷ tinh rộng miệng (mở nắp lọ) đặt ở tầng trên và tầng dưới của tủ lạnh, mùi hôi sẽ hết.

- Lấy 1 ít than củi nghiền nát, đựng vào túi vải đặt vào trong tủ lạnh, hiệu quả khử mùi rất cao.

- Lấy 2 muỗng cà phê bột cho vào một chiếc dĩa và đặt vào tủ lạnh, mùi cà phê sẽ át đi mùi hôi. Cách này chỉ áp dụng với tủ lạnh nhỏ trong phòng ngủ, chỉ đựng nước uống đóng hộp, các loại trái cây hoặc thực phẩm, bánh gói trong bao bì cẩn thận.

Ngày nay, trong tủ lạnh còn lắp đặt các tính năng khử mùi và duyệt khuẩn tựđộng

4.2.4. An toàn khi sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa tủ lạnh

Khi sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa tủ lạnh phải chú ý đề phòng chống bị điện giật, độc hại hoặc cháy nổ.

- Thường xuyên kiểm tra kĩ nguồn điện vào tủ không để dây bị chuột gặm, bong xước mất cách điện.

- Khi cắm phích điện, trước khi vặn nút thermostat cho tủ chạy, phải dùng bút thử điện kiểm tra đảm bảo tủ không bị rò điện ra vỏ mới cho tủ làm việc. Khi đã cho tủ chạy cũng kiểm tra như vậy.

- Không để chai lọ, bát đĩa... chứa nước và chất lỏng trên nóc tủ lạnh, đề phòng đổ vỡ nước chảy làm ngắn mạch hộp đấu nối dây, các chỗ nối điện của rơle, tụ, ổ cắm...

- Khi sửa chữa nên có hai người trở lên.

- Ngắt điện vào tủ khi bảo dưỡng, thay thế chi tiết. - Không đặt tủ chỗ quá ẩm ướt.

- Khi xả gas phải đảm bảo phòng thông thoáng.

- Không hút thuốc khi xả gas đề phòng gas cháy tạo khí độc, không hàn ống khi trong tủ còn gas.

- Khi xả gas không để gas lỏng bắn vào người gây bỏng lạnh.

- Không để các chất dễ cháy, nổ gần tủ lạnh đề phòng khi rơle làm việc có tia lửa điện gây cháy nổ.

- Mêtanol là hoá chất có tính độc hại đối với niêm mạc mắt, làm đau đầu, có khả năng thấm qua da gây ngộ độc. Khi dùng mêtanol làm chất chống ẩm phải hết sức thận trọng.

4-3. NHỮNG HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG Ở TỦ LẠNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Ở TỦ LẠNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA

4.3.1. Dấu hiệu hoạt động bình thường của một tủ lạnh

Cắm điện, vặn núm điều chỉnh thermostat ra khỏi số không, thermostat phải đóng điện (nghe có tiếng “tách”) và lốc động cơ máy nén phải làm việc (sờ tay vào lốc hay dàn nóng nhận biết được rung động khi nó làm việc).

Máy chạy êm, chỉ nghe tiếng gõ nhẹ của hộp rơle khi đã cắm điện được 0,2 - 0,3s, sau đó không nghe tiếng gừ gằn của máy hoặc tiếng gõ lạ trong lốc. Nếu lốc là loại dùng lò xo treo để cố định thì khi máy khởi động nó có thể rung lắc, nhưng sau đó phải ổn định, không ồn.

Ống đẩy từ lốc đến đầu dàn nóng phải nóng dần, độ nóng tăng dần, mức độ nóng giảm dần đến phin lọc chỉ còn âm ấm.

Mở cửa tủ nghe rõ tiếng ga phun vào dàn lạnh, nhiệt độ dàn giảm dần. Sau 15 phút, sờ vào dàn lạnh thấy dính tay, lớp tuyết phủ đều là tủ hoạt động tốt.

Để thermostat ở số nhỏ, sau một lúc nó phải dừng máy nén, sau đó nhiệt độ trong tủ tăng, máy lại làm việc lại thì thermostat, rơle khởi động và động cơ máy nén làm việc tốt. Máy nén làm việc theo chu kì.

Nếu tắt máy xong ta lại cho máy chạy lại ngay mà rơle bảo vệ ngắt khi máy nén không khởi động được, rơle bảo vệ hoạt động tốt.

Khi đã kê tủ ngay ngắn, bằng phẳng mà cánh cửa tủ khó đóng kín thì do gioăng cửa, bản lề hay nam châm cửa chưa chỉnh.

Khi tủ chạy bình thường, dàn nóng phải nóng đều, dàn lạnh bám tuyết hết. Với tủ 140l, sau 2h30 có thể làm được 0,5 kg đá hoặc sau 6h có thể làm được 2 ÷ 7 kg đá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Máy nén phải nóng suốt cả thời gian làm việc và cả lúc nghỉ ngắn cũng như khi khởi động lại.

Ống hút phải cảm thấy lạnh nhưng không có tuyết về đầu lốc.

Nếu đo, dòng điện định mức ở tủ 220V trong khoảng 0,7 đến 1,1A, còn ở tủ 110V trong khoảng 1,7 đến 2,8A. Ở tủ đá 220V khoảng 1 đến 2A. Áp suất phía hút thường khoảng1,5bar.

4.3.2. Những hư hỏng và cách khắc phục

Mỗi một biểu hiện hư hỏng có thể do một hay nhiều nguyên nhân, khi sửa chữa cần kiểm tra loại trừ từng nguyên nhân, có thể xác định đúng nguyên nhân gây hư hỏng. Sau đây trình bày một số đặc điểm cần lưu ý khi xem xét xác định nguyên nhân gây hư hỏng và nội dung kĩ thuật sửa chữa.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 4 THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH pps (Trang 27 - 28)