Nếu như trước Hội nghị Giơnevơ, Hoa Kỳ chỉ tham gia chiến tranh Đông Dương thông qua viện trợ quân sự và tài chính cho Pháp, đóng vai trò can thiệp vào cuộc chiến thì ngay sau khi Hiệp định được ký kết, đế quốc Mỹ đã trở thành kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất của cách mạng Việt Nam. Dưới danh nghĩa đồng minh của chính quyền Sài Gòn, Mỹ đã từng bước đưa cố vấn quân sự rồi điều động một đội quân lên tới nửa triệu người cùng các phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam, biến nơi đây thành chiến trường vô cùng ác liệt. Mỹ đồng thời từng bước leo thang ra miền Bắc tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam diễn ra trên phạm vi cả nước với mục tiêu hàng đầu bảo vệ nền độc lập và thống nhất đất nước.
Về tính chất, đây vẫn là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam đấu tranh vì độc lập và thống nhất Tổ quốc chống lại đội quân xâm lược đến từ Hoa Kỳ. Đây là giai đoạn tiếp tục của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhằm đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, bảo vệ nền độc lập dân tộc và hoàn thành thống nhất đất nước. Làm rõ điều này chính là bác bỏ luận điệu của những người cầm quyền ở Oasinhtơn cho rằng đây là cuộc nội chiến giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam mà nước Mỹ là một đồng minh thực hiện lời cam kết với chính quyền Sài Gòn để giúp họ duy trì quyền lực trước làn sóng đấu tranh của nhân dân, đồng thời “bảo vệ trận tuyến chống cộng sản ở ĐNA”. Đi ngược lại Hiệp định Giơnevơ coi vĩ tuyến 17 là ranh giới quân sự tạm thời, không phải là đường phân định biên giới quốc gia, đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam dưới chiêu bài “chống sự xâm lược của miền Bắc”. Đó chỉ là luận điệu giả dối nhằm che đậy cuộc chiến tranh xâm lược đầy tội ác đối với nhân dân Việt Nam.
Hội nghị Pari được nhóm họp ngày 13.5.1968, ban đầu là giữa 2 đoàn đại biểu VNDCCH và Hoa Kỳ. Bị choáng váng bởi cuộc Tổng tiến công mùa Xuân Mậu Thân của quân dân ta, Tổng thống Mỹ Giônxơn phải tuyên bố “xuống thang” chiến tranh để đi vào đàm phán. Đây là giai đoạn khởi đầu của cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa 2 bên tham chiến để thoả thuận về thành phần Hội nghị chính thức. Kết quả là tham gia Hội nghị có 4 đoàn đại biểu: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sau đổi thành Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (CPCMLT),
Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà (tức chính quyền Sài Gòn). Chúng ta gọi đây là “Hội nghị bốn bên”, còn Mỹ gọi là “Hội nghị hai phía”. Vấn đề mấu chốt của sự khác nhau là nhằm nâng cao vị thế hoặc phủ nhận sự có mặt của CPCMLT miền Nam Việt Nam. Và điều đó được thể hiện trong cuộc tranh luận về hình dáng chiếc bàn hội nghị: hình vuông hoặc hình chữ nhật, rồi sau 14 phiên đàm phán đi tới thoả thuận là bàn hình tròn đường kính 8m, có 2 bàn thư ký ở hai đầu.
Việc tiến hành Hội nghị Pari rõ ràng là một bước tiến quan trọng trong ngoại giao Việt Nam. Nhìn lại tháng 3.1946, cuộc thương lượng diễn ra tại Hà Nội giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Xanhtơni khi đó là Uỷ viên Cộng hoà, đại diện chính phủ Pháp. Do những điều kiện cấp bách của tình hình năm 1946, cuộc đàm phán đã được tiến hành không tương xứng về cấp bậc ngoại giao theo thông lệ quốc tế. Đến năm 1954, vấn đề đình chiến ở Đông Dương được bàn thảo tại hội nghị quốc tế Giơnevơ có sự tham dự của ngoại trưởng 5 cường quốc, trong đó, Liên Xô và Anh Quốc giữ cương vị Chủ tịch hội nghị. Đoàn đại biểu VNDCCH được mời đến dự mà không phải là người chủ động tổ chức Hội nghị này.
Đến lần này tại Paris đã diễn ra cuộc gặp chính thức giữa đại biểu của VNDCCH và CPCMLT với đại biểu của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn, tức là cuộc gặp trực tiếp giữa các bên tham chiến, không có một nước ngoài nào tham gia. Thực ra, ngay năm 1953 khi trả lời tờ báo Thuy Điển Expressen về khả năng đàm phán chấm dứt chiến tranh với Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề: “Nếu có nước trung lập nào muốn cố gắng để xúc tiến việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam thì được hoan nghênh, nhưng việc thương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa Chính phủ VNDCCH với Chính phủ Pháp”[48]. Nhưng trong bối cảnh 1953-1954, tình huống đó đã không xảy ra, cuộc thương lượng Việt Pháp đã không được thực hiện mà phải thông qua một cuộc hội nghị quốc tế với vai trò không nhỏ của các nước lớn. Sự so sánh đó cho thấy đến Hội nghị Pari, vị thế của lực lượng cách mạng Việt Nam được nâng lên tầm mới, cuộc đàm phán được tiến hành trực tiếp giữa ta và Mỹ, và bản Hiệp định cũng được ký kết giữa 4 đoàn đại biểu, không có sự tham gia của nước ngoài nào khác. Sự xác nhận quốc tế chỉ thể hiện trong bản Định ước được ký một tháng sau đó với sự có mặt của đại diện 12 chính phủ trên thế giới và Tổng th ký Liên Hiệp Quốc.
Về mặt thời gian, Hội nghị Paris là hội nghị dài ngày nhất trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Nếu như bản Hiệp định sơ bộ được ký sau vài tuần lễ đàm phán, Hội nghị Giơnevơ trải qua hơn một trăm ngày thì Hội nghị Pari kéo dài hơn bốn năm bốn tháng với 174 phiên họp công khai và 24 đợt tiếp xúc bí mật ở cấp cao[49]. Tiến trình của Hội nghị Pari diễn ra đồng thời với những chuyển biến trên chiến trường mà mỗi bên đều cố giành những chiến thắng có tính quyết định. Chính trong chuỗi ngày đó, tình hình quốc tế diễn biến khá phức tạp mà dưới đây chỉ đề cập đến những biến động có ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán và ký kết ở Pari.
2. Những thách thức và cơ hội trên bàn cờ quốc tế
Với chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ, thế giới biết đến Việt Nam như một dân tộc anh hùng đã chiến thắng chủ nghĩa thực dân Pháp, chọc thủng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Hoạt động ngoại giao của nước ta được mở rộng trong phạm vi các nước XHCN và nhiều nước Á, Phi, Mỹ latinh, có tiếng nói tại Hội nghị Băngđung 1955 và trong nhiều tổ chức quốc tế. Vị thế của Việt Nam trên thế giới được nâng lên rõ rệt.
Nhưng bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, nước ta đứng trước nhiều thách thức vô cùng to lớn từ phía đối thủ cũng như từ phía đồng minh.
Trước hết, đối thủ của cuộc đấu tranh là đế quốc Mỹ, một cường quốc hàng đầu thế giới, giàu có về kinh tế, hùng mạnh về quân sự, chiếm ưu thế về ngoại giao, giữ địa vị kẻ lãnh đạo thế giới TBCN. Do vậy, cuộc đấu tranh giữa ta và địch diễn ra trong tình thế không cân sức ở mức độ nghiêm trọng gấp nhiều lần so với thời chống Pháp. Ngay trên chiến trường miền Nam Việt Nam, số quân Mỹ tham chiến lên tới đỉnh cao nhất là hơn nửa triệu người, cộng thêm quân số “các lực lượng Đồng minh” như Nam Hàn, Thái Lan, Philippin, Ôxtrâylia, Niu Dilân…cùng với lực lượng quân đội Sài Gòn. Vũ khí, đạn dược và các phương tiện chiến tranh đều thuộc loại hiện đại nhất thế giới, nhiều thứ lần đầu tiên được thí nghiệm trên chiến trường này. Sự chênh lệch đó không khỏi tạo nên mối lo ngại cho Việt Nam trong dư luận quốc tế, kể cả trong những bạn bè thiện chí.
Trong thế giới Trật tự hai cực, chiến trường Việt Nam trở thành điểm nóng đối đầu giữa hai hệ thống chính trị, nơi đọ sức giữa hai chế độ xã hội. Do vậy,
cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam mang ý nghĩa quốc tế, làm nổi rõ sự phân cực trên thế giới và thu hút được sự hỗ trợ của các nước XHCN. Song sự đồng tình ủng hộ đó không thực trọn vẹn vì mối mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa hai nước XHCN lớn là Liên Xô và Trung Quốc, vì tình hình không ổn định trong mỗi nước đó. Từ nửa sau những năm 50, sự bất đồng Trung Xô bộc lộ, chuyển dần từ đấu tranh về quan điểm đến sự gián đoạn về chính trị và sự xung đột vũ trang ở biên giới. Liên Xô từ sau khi Xtalin qua đời bị rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối phát triển chi phối chính sách đối nội và đối ngoại, đến năm 1964 mời dần dần đi vào ổn định. Trung Quốc sau mười năm khôi phục của nhà nước Cộng hoà Nhân dân cũng đi vào ngõ cụt với thất bại của chiến lược “Ba ngọn cờ hồng”, dẫn đến cuộc tranh giành quyền lực cấp cao dưới chiêu bài “Đại cách mạng văn hoá vô sản”, làm rối loạn đất nước, kéo dài khoảng 15 năm, kết thúc vào giữa những năm 70. Tình hình đó không khỏi tác động tiêu cực đến Việt Nam vì trong khi giải quyết những vấn đề nội bộ, các nước đó không thể hoàn toàn tập trung vào việc viện trợ cho Việt Nam. Hơn thế nữa, mỗi nước, thậm chí mỗi phe phái trong từng nước đều muốn lái đường lối cách mạng Việt Nam đi theo quan điểm của họ, vì lợi ích của họ. Chủ trương đoàn kết quốc tế của Đảng ta thể hiện trong Nghị quyết Trung ương lần 9 (1963) đã giữ vững quan hệ đoàn kết với Liên Xô và Trung Quốc, tránh khỏi nguy cơ bị lôi kéo theo phái này hay phái khác, giữ vững mục tiêu cách mạng hàng đầu khi đó là “đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, củng cố miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước”. Nhờ vậy, dù xảy ra sự bất đồng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Việt Nam vẫn luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ và sự viện trợ vật chất của Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước XHCN.
Nhng dẫu sao, những thách thức vẫn còn đó và đã lên đến mức độ gay gắt tột đỉnh trong suốt năm 1972.
3. Năm 1972: chiến trường nóng bỏng, Mỹ lợi dụng con bài Trung Xô Đến năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kéo dài gần 2 thập niên, cuộc Hoà đàm Pari bước sang năm thứ tư. Đó cũng là năm nước Mỹ tiến hành bầu cử tổng thống, Nichxơn muốn ở lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ.
Đánh giá tình hình chiến trường, Bộ Chính trị “hạ quyết tâm kết hợp cả ba mặt đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, làm thất bại về cơ bản chính
sách “Việt Nam hoá chiến tranh” của địch, vừa tấn công và nổi dậy tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng của địch, giải phóng phần lớn nông thôn, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị và nổi dậy ở các đô thị để giành thắng lợi quyết định trong năm 1972. (…) Ta phải chuẩn bị đề phòng cả trường hợp vấn đề Việt Nam chưa kết thúc được trên bàn đàm phán và chiến tranh có thể còn kéo dài”[50]. Trên tinh thần đó, ngày 31.3.1972, quân ta đồng loạt nổ súng tấn công các tuyến phòng thủ Đường 9 – Quảng Trị, Kon Tum, miền Đông Nam Bộ, Khu V, đồng bằng sông Cửu Long….Đặc biệt tại mặt trận Trị Thiên, ta đã phá vỡ phòng tuyến của địch dọc phía nam vĩ tuyến 17, đánh thẳng vào Thành cổ Quảng Trị, nơi diễn ra cuộc giao tranh quyết liệt trong suốt 81 ngày đêm. Kết quả là sau ba tháng, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giải phóng gần hết tỉnh Quảng Trị, Kon Tum, phía bắc tỉnh Bình Định, hoàn chỉnh vùng giải phóng Đông Nam Bộ thuộc Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, mở ra vùng giải phóng mới ở đồng bằng Khu V, đồng bằng sông Cửu Long[51]. Nichxơn phản ứng bằng cách ra lệnh ném bom trở lại miền Bắc ồ ạt và thả bom mìn bao vây các sông ngòi, hải cảng nước ta để ngăn chặn nguồn viện trợ từ nước ngoài. Sau này, Nichxơn kể lại: “Chúng tôi quyết định thi hành đối với Bắc Việt Nam toàn bộ áp lực quân sự và đối với những kẻ cung cấp vũ khí cho họ là Liên Xô toàn bộ áp lực ngoại giao mạnh nhất có thể có”[52].
Trong những tháng ngày chiến tranh nóng bỏng ở Việt Nam, một xu hướng thoả hiệp đã xuất hiện trên chính trường quốc tế, đặc biệt là hai cuộc tiếp xúc Mỹ - Trung (tháng 2.1972) và Mỹ - Xô (tháng 5.1972). Trong quan hệ tam giác Xô - Mỹ – Trung, cả hai nước XHCN đều muốn lợi dụng Mỹ để đối phó với kẻ đồng minh cũ của mình, khi đó đã coi nhau như kẻ thù. Về phía Hoa Kỳ, ngoài những tính toán có tầm chiến lược toàn cầu, Nichxơn coi đây là cơ hội để giải quyết vấn đề Việt Nam. Ông ta viết: “Tôi cho rằng việc nối lại quan hệ với Trung Quốc và hoà dịu với Liên Xô là những phương pháp khả quan để đẩy nhanh việc chấm dứt chiến tranh. Nếu Oasinhtơn tiếp xúc với Matxcơva và Bắc Kinh thì ít nhất cũng làm cho Hà Nội thiếu tự tin. Còn trong trường hợp tốt nhất, nếu hai cường quốc cộng sản thấy cần quan tâm nhiều tới mối quan hệ với Mỹ, thì Hà Nội sẽ buộc phải thương lượng một giải pháp mà chúng ta có thể chấp nhận được”[53]. Còn H. Kitxingơ thì viết thẳng thừng: “Chúng ta đã tập hợp những lực lượng dày đặc để làm cho đối phương yếu đi nếu Hà Nội từ chối đàm phán. Chúng ta đang chia rẽ Hà Nội với các nước đồng minh của họ”[54]. Do vậy, trong chuyến thăm của Nixơn đến Trung
Quốc, cái giá mặc cả là Hoa Kỳ sẽ rời bỏ quan hệ nhà nước với chính quyền Đài Loan để chính thức công nhận Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; đổi lại Hoa Kỳ đòi hỏi Trung Quốc phải tác động đến lập trường của Việt Nam trên bàn đàm phán Pari. Yêu cầu của Hoa Kỳ đối với Liên Xô cũng tương tự như vậy, đổi lại là việc ký Hiệp ước ABM và sẵn sàng tiến tới Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Xô, điều mà giới lãnh đạo Matxcơva mong đợi. Vì thế, sau những chuyến đi của Tổng thống Mỹ, các nhà lãnh đạo hai nước này lần lượt đến Hà Nội để “chia sẻ quan điểm” với Việt Nam.
Đứng trước những động thái đó, chúng ta vẫn tranh thủ sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc, song từ kinh nghiệm của Hội nghị Giơnevơ năm 1954, Việt Nam luôn giữ vững thế chủ động trong đàm phán với đối phương. Về điều này, Đại sứ Liên Xô tại Mỹ Đôbrưnhin than thở: “các nhà lãnh đạo Hà Nội tuy là đồng minh về tư tưởng nhưng không chịu cho chúng ta biết kế hoạch hiện nay và sau này đối với ĐNA và Mỹ như thế nào, mặc dầu chúng ta vẫn dành cho họ sự giúp đỡ to lớn về kinh tế và quân sự. Kết quả là họ đã nhiều lần đưa chúng ta vào tình thế khó khăn bằng việc tiến hành hết hành động bất ngờ này đến hành động bất ngờ khác mà không hề tính tới việc là điều đó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ giữa chúng ta và Oasinhtơn như thế nào. Về các cuộc đàm phán giữa họ với Mỹ, chúng ta chỉ nắm được qua người Mỹ nhiều hơn là qua họ. Tất cả những điều đó đã làm cho Matxcơva ngày càng thấy ấm ức trong lòng”[55]. Cuối cùng, với lòng mong muốn đón tiếp Tổng thống Mỹ, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô đã quyết định: “Không thể vì Việt Nam mà làm hỏng quan hệ của chúng ta được”[56]. Và sự việc đã diễn ra đúng như điều mà Nixon kể lại trong Hồi ký về chuyến đi của ông ta sang Liên Xô[57]. Kitxingơ tỏ ra nhạy cảm khi nhận xét rằng: “Người Nga không huỷ bỏ cuộc họp cấp cao trong khi B 52 ma bom xuống toàn bộ Việt Nam, gây thiệt hại