Các thị trường Xuất Nhập Khẩu chủ yếu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu xuất nhập khẩu năm 2019 2020 và phân tích tác động tỷ giá đến xuất nhập khẩu (Trang 30 - 32)

Từ dữ liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam có quan hệ ngoại thương, có tới 8 thị trường đã đạt quy mô kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên. Với tổng trị giá kim ngạch hơn 357 tỷ USD, riêng 8 thị trường chủ lực này chiếm đến 69% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong năm ngoái.

 Cụ thể, Trung Quốc với tổng kim ngạch 116,86 tỷ USD (xuất khẩu 41,41 tỷ USD, nhập khẩu 75,45 tỷ USD).

 Hoa Kỳ: 75,712 tỷ USD (xuất khẩu 61,347 tỷ USD, nhập khẩu 14,365 tỷ USD).

 Hàn Quốc: 66,655 tỷ USD (xuất khẩu 19,72 tỷ USD, nhập khẩu 46,935 tỷ USD).

 Nhật Bản: 39,938 tỷ USD (xuất khẩu 20,413 tỷ USD, nhập khẩu 19,525

tỷ USD).

 Đài Loan: 19,564 tỷ USD (xuất khẩu 4,391 tỷ USD, nhập khẩu 15,173 tỷ USD).

 Thái Lan: 16,928 tỷ USD (xuất khẩu 5,272 tỷ USD, nhập khẩu 11,656 tỷ

USD).

 Ấn Độ: 11,212 tỷ USD (xuất khẩu 6,674 tỷ USD, nhập khẩu 4,538 tỷ USD).

 Đức: 10,252 tỷ USD (xuất khẩu 6,555 tỷ USD, nhập khẩu 3,697 tỷ USD).

Nhìn vào kết quả trên có thể thấy, châu Á đang là khu vực chiếm ưu thế áp đảo với 6 thị trường.

Điều này cũng dễ hiểu và phù hợp khi châu Á đang là châu lục có quan hệ ngoại thương lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến 65,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong cùng thời điểm. Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu chiếm thị phần 51,3% và nhập khẩu chiếm đến 80,2%.

Trong 8 thị trường nêu trên, Việt Nam xuất siêu ở 8 thị trường (Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản) và nhập siêu ở 4 thị trường còn lại.

Trong tổ thống kê các nhóm hàng xuất nhập khẩu chính của Việt Nam được cơ quan Hải quan công bố định kỳ, 8 thị trường nêu trên đều xuất hiện, thậm chí như trường hợp của Trung Quốc có mặt ở cả lĩnh vực xuất nhập và nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu xuất nhập khẩu năm 2019 2020 và phân tích tác động tỷ giá đến xuất nhập khẩu (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)