II. Các chính sách của nhà nước
1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Biểu đồ: tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010-2020. (nguồn VNExpress)
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 có sự biến động cụ thể: Suy thoái Suy gi mả Tăng trưởng Ph c hồềiụ Suy gi mả Ph c hồềiụ Suy thoái
-Giai đoạn 2010-2012 tốc độ tăng trưởng GDP có sự suy giảm
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2010 ước tính là 6.78% tăng so với 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6.31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009 vượt mục tiêu đề ra là 6.5%. Đến năm 2011, GDP của Việt Nam giảm ở mức 6.24% so với 2010 bởi giai đoạn này trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định chính trị thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Kết quả trên khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, phù hợp và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô được Chính phủ ban hành và chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện. Năm 2012 GDP của Việt Nam là 5,25% vẫn thấp hơn mức tăng của năm 2011 nhưng cũng đang trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế.
-Giai đoạn 2012-2015 tốc độ tăng trưởng bắt đầu tăng và phục hồi
Năm 2013, tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam ước tính tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng trưởng năm 2013 tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định được kinh tế. Đến năm 2014 GDP tăng 5.98% so với 2 năm trước đó cho thấy được dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Năm 2015 tỷ lệ tăng trưởng GDP là 6,68%, mức tăng trưởng này cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm 2010-2014, như vậy nền kinh tế đã phục hồi rõ nét.
-Giai đoạn 2015-2016 tốc độ tăng trưởng GDP có sự suy giảm: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, GDP năm 2016 ước tính tăng 6,21%. Mức tăng này thấp hơn 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu đề ra là 6,7%. Tuy nhiên, nếu xét trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới năm 2016 không thuận lợi, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp, đây cũng là năm chuyển giao thế hệ lãnh đạo,.. thì việc tăng trưởng như trên cũng là một thành công.
-Giai đoạn 2016-2019: nền kinh tế có sự tăng trưởng trở lại
Năm 2017 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,81% so với năm 2016, vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm 2011-2016. Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người 2017 ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực. Đến năm 2018, GDP Việt Nam tăng trưởng 7,08% là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở về đây. Mức tăng này vượt mục tiêu 6,7% đặt ra. Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. GDP Việt Nam theo giá hiện hành năm 2018 đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng, gấp 2 lần quy mô GDP năm 2011. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2018 ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017. Có thể thấy, cơ cấu kinh tế Việt Nam 2018 tiếp tục chuyển dịch tích cực theo xu
hướng giảm tỉ trọng nông, lâm ngư nghiệp và thủy sản; tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,08%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%- 6,8%. Động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 là tiếp tục ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ. Sự tăng trưởng trong giai đoạn này là kết quả sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.
-Giai đoạn 2019-2020: giai đoạn của sự suy thoái về tăng trưởng GDP.
Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự đoán suy thoái nghiêm trọng nhất lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%. Với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2010-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nước với tốc độ tăng thuộc nhóm cao nhất thế giới.
2. Lạm phát20100 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 20100 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 11.75 18.13 6.81 6.04 4.1 0.6 2.7 3.5 3.6 2.79 2.31 L m phát ạ
Biểu đồ Chỉ số Lạm phát ở Việt Nam 2010-2020 ( nguồn: TCTK)
Năm 2010 , nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đà hồi phục của năm 2009 và có tốc độ
tăng trưởng cao hơn năm trước. Nhưng mặt trái của chính sách kích cầu cũng đã dần bộc lộ khiến cho nền kinh tế đứng trước một số nguy cơ mất ổn định, như: lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, thị trường tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp.
Năm 2011 có tỷ lệ lạm phát là 18.58%, cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2020 và cao thứ
2 (chỉ sau năm 2008) trong giai đoạn 2000 – 2020.
Suy gi mả
Ph c hồềiụ
Suy thoái
Nguyên nhân lạm phát cao là do giá cả nguyên liệu đầu vào sản xuất như xăng, dầu(+20%), điện (+15,28%) tăng cao, tỷ giá USD/VND tăng mạnh (+9,3%), điều chỉnh lãi suất liên ngân hàng, khiến cho CPI tháng 4 so với tháng trước đạt mức kỷ lục 3,32% và CPI tháng 8 so với cùng kỳ năm trước đạt mức cao nhất (23,02%).
Năm 2012 và 2013 nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát liên tục
giảm. Lạm phát được giảm xuống hơn 2,5 lần, chỉ còn 6,81% năm 2012, và giảm 3 lần xuống còn 5,92% trong 10 tháng năm 2013 và dự báo cả năm 2013 chỉ ở mức 6,5-7,0%.
Năm 2014 , lạm phát Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm 2013, trong đó, giáo dục có
mức tăng cao nhất 8,25%, riêng dịch vụ giáo dục tăng 8,96%, các nhóm hàng hoá khác đều có mức tăng khá thấp (khoảng 1 - 2%), riêng hai nhóm hàng hoá có tỷ trọng lớn trong CPI là giao thông và nhà ở - vật liệu xây dựng là giảm giá (giảm 5,57% và 1,95%).
Năm 2015, lạm phát cơ bản tháng 12/2015 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,69%
so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2015 tăng 2.05% so với năm trước.
Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn được giữ ổn định ở mức 4%.Covid-19 bùng nổ đã kéo năm 2020 xuống đáy của một chu kỳ kinh tế khi tăng trưởng của cả năm nay chỉ đạt 2,91% - mức thấp nhất một thập kỷ.
Tài liệu tham khảo
https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2019/03/Chuyen-de-3.pdf https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/07/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te- xa-hoi-nam-2015/ https://vnexpress.net/lam-phat-nam-2015-thap-nhat-trong-15-nam-3332759.html https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-2020-mot- nam-tang-truong-day-ban-linh/ http://duanbietthuchungcu.com/wp-content/uploads/2017/06/vnindex-se-the-nao-neu- loai-tru-yeu-to-lam-phat-1467958874193.jpg https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-4064-TCT-CS-gia-han- nop-thue-theo-Thong-tu-83-2012-TT-BTC-151780.aspx https://luatminhkhue.vn/cong-van-8443-ct-ttht-2012-giam-30--thue-thu-nhap-doanh- nghiep-nam-2012-ho-chi-minh.aspx http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? class_id=1&mode=detail&document_id=162596
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2021-03-24/cong-tac-tai- chinh-ngan-sach-nha-nuoc-giai-doan-2016-2020-thanh-cong-noi-bat-tu-quyet-tam-cao- no-luc-lon-101451.aspx https://dangcongsan.vn/kinh-te/chinh-sach-tai-khoa-gop-phan-hien-thuc-hoa-muc-tieu- kep-582000.html https://phantichtaichinh.com/muc-tieu-cua-chinh-sach-tien-te/ https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2019/03/Chuyen-de-3.pdf https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/07/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te- xa-hoi-nam-2015/ https://cfoviet.com/ty-le-cung-tien-tren-gdp-he-so-marshallian-k-la-gi/ https://finance.vietstock.vn/du-lieu-vi-mo/51/tin-dung.htm https://finance.vietstock.vn/du-lieu-vi-mo/43/thu-nhap.htm https://talagio.com/chinh-sach-tien-te-viet-nam-qua-cac-giai- doan.html#Giai_doan_nam_2011_8211_2016 https://thitruongtaichinhtiente.vn/anh-huong-cua-lai-suat-va-ty-gia-den-lam-phat-giai- doan-2000-2019-o-viet-nam-28763.html https://laodong.vn/kinh-te/chinh-sach-tien-te-nam-2020-nhung-dau-an-noi-bat- 866087.ldo https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet? leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=CNTHWEBAP0 116211749348&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=369234412315352 24#%40%3F_afrLoop%3D36923441231535224%26centerWidth %3D80%2525%26dDocName%3DCNTHWEBAP0116211749348%26leftWidth %3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader %3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D192jguu4lr_51 https://congthuong.vn/chinh-sach-tien-te-nam-2015-nang-vi-the-dong-viet-nam- 62962.html https://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=420963 https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/6-diem-nhan-cua-chi-so-gia-tieu-dung-nam- 2015-104447.html https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/6-diem-nhan-cua-chi-so-gia-tieu-dung-nam- 2015-104447.html https://www.google.com.vn/amp/s/topkinhdoanh.com/chu-ki-kinh-te-la-gi/ https://vnexpress.net/lam-phat-nam-2015-thap-nhat-trong-15-nam-3332759.htmls