TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Một phần của tài liệu Kiểm tra giữa kì 2 môn Lịch sử lớp 8 và 9, có ma trận, bảng đặc tả, chuẩn (Trang 32 - 36)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1

(4,0 điểm)

1.1. Điểm giống

- Đều là những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta ở cuối thế kỷ XIX;

- Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân;

- Đều thất bại; …

1,5

1.2. Điểm khác

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình,

không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là

những người xuất thân từ nông dân với những phẩm

chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân

cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng

rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh

hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng

suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần

quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm

trong phong trào Cần Vương.

Câu 2

(2,0 điểm)

2.2. Tích cực

Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình.

1,0

2.2. Hạn chế

- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

- Không giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

1,0

Câu 3

(1,0 điểm)

- Cần có lòng yêu nước, yêu quê hương;

- Rèn luyện lòng dũng cảm, kiên quyết, bất khuất; - Đẩy mạnh học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, tư duy;

- Kiên quyết trước mọi âm mưu của kẻ thù;

- Kiên quyết bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, tấc đất non sông;

- Yêu chuộng hòa bình; …

1,0

Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng, giáo viên nắm được nội dung trong

bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm ; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài làm có sáng tạo.

ĐỀ SỬ 9

BÀI KHẢO SÁT HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ

§Ò bµi

Câu 1 (3,0 điểm) Điền thời gian và sự kiện vào bảng sau:

Thời gian Sự kiện

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Người đã chủ trì Hội nghị TW lần thứ 8 họp tại Pác Bó (Cao Bằng).

19/5/1941 9/3/1945

Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân 19/8/1945

28 / 8/1945

Câu 2(3,0 điểm). Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Pháp xâm lược diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp?

Câu 3 (2 điểm) Hãy hoàn thành bảng so sánh dưới đây về những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược: “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ”?

Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ Giống nhau

Khác nhau

Câu 4 (2 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu

nước (1954 - 1975)? Là thanh niên thời đại Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ gì về thế hệ thanh niên thời chống Mĩ?

ĐÁP ÁN

Câu 1 (3,0 điểm) Điền thời gian và sự kiện vào bảng sau:

28/1/1941 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Người đã chủ trì Hội nghị TW lần thứ 8 họp tại Pác Bó (Cao Bằng).

19/5/1941 Thành lập Mặt trận Việt Minh

9/3/1945 Nhật đảo chính pháp trên toàn Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng. 15/4 /1945 Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân 19/8/1945 Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội

28 / 8/1945 Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.

Câu 2: (3,0 điểm). Cuộc kháng chiến toàn quốc chống TD Pháp xâm lược diễn ra trong

hoàn cảnh nào? Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp?

* Hoàn cảnh:

- TD Pháp bội ước, vi phạm Hiệp định sơ bộ và tạm ước đã kí kết, tăng cường khiêu khích tiến công ta ở Nam Bộ, Nam Trung bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn và Hà Nội

- Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng, nếu ta không chấp thuận chúng sẽ hành động ngày 20-12-1946

-> Trước dã tâm đen tối của kẻ thù, Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến

- Tôi 19-12-1946, Hồ Chủ Tich ra lời kêu gọi toàn quốc k/c-> 20 giờ ngày 19-12-1946 tiếng súng k/c toàn quốc bùng nổ.

* Đường lối kháng chiến chống TD Pháp XL:

- Nội dung đường lối k/c chống Pháp được thể hiện trong các văn kiện : Lời kêu gọi toàn quốc k/c của Hồ Chủ Tịch, chỉ thị Toàn dân k/c của Đảng và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lơi” của tổng bí thư Trường Chinh

- Đường lối K/c đó là: Chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 3 (2 điểm) Học sinh cần trình bày được

Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ Giống

nhau

- Đều là những cuộc chiến tranh xuân lược nhằm chiếm đất, giành dân, đặt ách thống trị thực dân mới.

- Đều hoạt động phối hợp phá hoại miền Bắc, phối hợp giữa hoạt động quân sự với các hoạt động chính trị, ngoại giao.

Khác nhau

- Lực lượng tiến hành là quân đội Sài Gòn

- Mĩ là cố vấn chỉ huy

- Chiến tranh ở miền Nam phối hợp phá hoại ở miền Bắc.

- Lực lượng tiến hành là quân đội Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

- Quân Mĩ vừa trực tiếp chiến đấu vừa là cố vấn chỉ huy.

- Chiến tranh mở rộng ra cả miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại.

Câu 4:

a. Nguyên nhân thắng lợi:

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với dường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo

- ND đoàn kết, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm, sẵn sang hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

- Có hậu phương miền Bắc vững chắc và tiền tuyến miền Nam thành đồng - Đoàn kêt, hợp tác chiến đầu giữa 3 nước Đông Dương

- Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ to lớn của lực lượng c/m, dân chủ trên thế giới đặc biệt là Liên Xô và các nước XHCN.

b. Là thanh niên thời đại Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ gì về thế hệ thanh niên thời chống Mĩ? HS trình bày

Một phần của tài liệu Kiểm tra giữa kì 2 môn Lịch sử lớp 8 và 9, có ma trận, bảng đặc tả, chuẩn (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w