Khó khăn, thách thức của thương mại điện tử Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-

Một phần của tài liệu Phân tích vai trò của thương mại điện tử trong bối cảnh covid19. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam trong bối cảnh đại dịch covid19 (Trang 29 - 30)

đại dịch Covid-19

Trong năm qua, dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. mặc dù hiện nay TMĐT tại Việt Nam có sự phát triển khá nhanh và ấn tượng, đồng thời được dự đoán sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới, song thị trường TMĐT Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Một là, niềm tin của người tiêu dùng với các giao dịch trực tuyến chưa cao, mà

biểu hiện rõ nhất là hầu hết giao dịch TMĐT tại Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng hình thức COD (thanh toán khi nhận hàng). Theo Sách trắng về TMĐT Việt Nam 2020, việc sử dụng tiền mặt khi nhận hàng theo hình thức COD để thanh toán các giao dịch TMĐT vẫn chiếm 86% trong năm 2019. Trong khi đó việc sử dụng thẻ ATM nội địa, sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ để thực hiện thanh toán năm 2019 chỉ chiếm lần lượt là 39% và 17%.

Hai là, thất thu thuế trong TMĐT. Trong những năm qua, ngành Thuế đã có những

bước tiến đáng kể trong vận dụng các tiến bộ của công nghệ tin học phục vụ người nộp thuế, cung cấp phần mềm hỗ trợ để người nộp thuế kê khai thuế... “Thực tế, nhiều năm nay, cơ quan quản lý nhà nước đã nhận diện rõ thuế trong TMĐT là một nguồn thu lớn, nhưng đến nay vẫn còn có những khó khăn nhất định trong việc triển khai các giải pháp thu thuế TMĐT thật sự hiệu quả, dẫn đến đóng góp của TMĐT cho ngân sách nhà nước vẫn rất hạn chế. Đó là hạn chế và cũng là yêu cầu đặt ra đối với TMĐT Việt Nam - trong bối cảnh TMĐT đã phát triển rất nhanh chóng vài năm trở lại đây” – ông Hưng nói.

Ba là, các vấn đề về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… Chẳng hạn, vụ

việc bản đồ “lưỡi bò” được bán trên Shopee và sau đó cơ quan chức năng cũng thu giữ 30 thùng hàng có bản đồ “lưỡi bò” bán trên Shopee. Điều này cho thấy một thực tế là tình trạng thả nổi hàng hóa kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả và thậm chí là các hàng hóa không được phép, đang được bán trực tuyến tràn lan trên các sàn TMĐT xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam. Ngoài ra, việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch TMĐT vẫn còn khá phổ biến…

Bốn là, thách thức về an toàn, an ninh mạng, cho DN và cả người tiêu dùng.An

ninh mạng và bảo mật cá nhân trong các giao dịch TMĐT ở Việt Nam là vấn đề nan giải lớn cho các nhà quản lý DN và cơ quan quản lý nhà nước. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật buộc các DN cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong TMĐT không được thực hiện một số hành vi có thể xâm hại tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa có tính khả thi cao nên người tiêu dùng vẫn chịu nhiều thiệt thòi và chưa yên tâm khi mua sắm online.

Năm là, cơ sở hạ tầng công nghệ chưa tốt không chỉ khiến cho TMĐT của Việt

Nam khó cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác có thể đối mặt với các sự cố không mong muốn hoặc thách thức về an ninh mạng.

Phần lớn DN Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu khách hàng nước ngoài để bán hàng trực tiếp, không phải qua các nhà phân phối trung gian. Các DN TMĐT ở Việt Nam còn chậm đầu tư và ít đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và chăm sóc khách hàng. Xét về mức độ uy tín, các nhà bán hàng trực tuyến trong nước còn yếu so với nhiều nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm quốc nội vẫn lép vế so với sản phẩm tương tự của nhiều nước khác.

Một phần của tài liệu Phân tích vai trò của thương mại điện tử trong bối cảnh covid19. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử Việt Nam trong bối cảnh đại dịch covid19 (Trang 29 - 30)