II. Thực trạng quỹ BHXHViệt Nam trong thời gian qua
a. Đối với khoản thu từ người lao động và người sử dụng lao động
- Trước hết về phía quản lý vĩ mô của nhà nước cần phải có được hệ thống văn bản pháp lý ổn định, thoả đáng trong hoạt động BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng (Như việc nhanh chóng cho ra đời luật BHXH) đưa công tác thu BHXH đi vào nề nếp và có hiệu quả.
- Cần có các biện pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH ra các lực lượng lao động trong xã hội (nước ta mới chỉ có 14% lực lượng lao động xã hội tham gia BHXH) theo đúng tôn chỉ của tổ chức lao động thế giới (ILO) “Mọi người lao động đều có quyền tham gia BHXH”, điều này sẽ góp phần mở rộng tăng trưởng quỹ BHXH và thoả mãn quy luật vốn có của bảo hiểm nói chung và BHXH nói riêng là lấy số đông bù số ít.
- Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, rà soát số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc theo luật định, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, thường xuyên đôn đốc, đối chiếu số thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan trong việc thực hiện công tác thu BHXH tại các tỉnh, thành phố, tổ chức các chương trình tập huấn, hội thảo về thu BHXH, tăng cường tuyên truyền về chính sách, chế độ BHXH qua các phương tiện thông tin đại chúng, trực tiếp xuống các đơn vị sử dụng lao động, tuyên truyền vận động cho sử dụng lao động, người lao động hiểu biết và nhận thức đúng về quyền lợi trách nhiệm trong việc tham gia BHXH.
- Cần phải xác định lại tỉ lệ đóng góp vào quỹ BHXH một cách chính xác hơn trên cơ sở khoa học. Để tương ứng với mức hưởng trợ cấp BHXH nhằm đảm bảo sự chi trả của quỹ BHXH, tránh vỡ quỹ (theo dự đoán của ILO với mức đóng góp và mức hưởng hiện nay đến năm 2030 quỹ BHXH sẽ bị thâm hụt, ILO khuyên nên đưa tỉ lệ đóng góp quỹ BHXH lên là 30% lương, một số tính toán của các nhà nghiên cứu trong nước thì để được hưởng 75% lương thì mức đóng góp phải là 35% quỹ lương còn nếu đóng góp 20% thì chỉ nên được hưởng 45% lương.