MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần đại lý hàng hải việt nam (Trang 26 - 34)

Để khắc phục những điểm yếu còn tồn tại cũng như theo đuổi được các mục tiêu, chiến lược mà công ty đặt ra thì phải có những biện pháp một mặt mang tính tức thời giải quyết các vấn đề hiện tại nhưng mặt khác phải mang tính dài hạn để phát triển công ty một cách bền vững. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp như sau: - Công ty cần tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác quản lý nợ phải thu, theo dõi sát

sao các khoản nợ phải thu để đưa ra những biện pháp thu hồi kịp thời, tránh bị chiếm dụng vốn quá lâu làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn hoặc để tránh dẫn đến tình trạng nợ phải thu khó đòi. Công ty nên liên hệ với khách hàng sớm hơn để giải quyết các khoản nợ sắp đến ngày đáo hạn, cũng đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Và các điều khoản về việc thanh toán nợ khi đến hạn cũng nên được khi rõ trong hợp đồng ký kết giữa công ty với bên khách hàng. - Duy trì mức độ độc lập tài chính của công ty để tạo lập được niềm tin với các nhà

đầu tư và người cho vay, đồng thời cần linh hoạt tìm kiếm các nguồn tài trợ, nhà đầu tư khác nhằm bổ sung thêm vào vốn góp, mở rộng quy mô của công ty. - Tiếp tục duy trì mô hình tài trợ an toàn, tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn của

27

như phương tiện vận tải, công nghệ, bất động sản, … để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra các nguồn thu và lợi ích trong dài hạn.

- Đẩy mạnh khả năng thanh toán ngắn hạn và công ty cũng nên tìm kiếm cho mình những khoản nợ dài hạn có điều kiện phù hợp và thời gian dài hơn để đáp ứng cho việc đầu tư dài hạn trong tương lai.

- Tập trung gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế thông qua việc mở rộng thị trường, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng cùng với những chương trình ưu đãi tốt, kiểm soát chặt chẽ chi phí để tránh gây lãng phí,… từ đó mà gia tăng được khả năng sinh lời.

Để thực hiện có hiệu quả những đề xuất nêu trên, tác giả có một số kiến nghị như: - Công ty cần xem xét lại cơ cấu lao động sao cho đúng người, đúng việc, đồng thời tăng cường công tác đào tạo về quản lý, nâng cao trình độ cho người lao động, có các chính sách thưởng phạt minh bạch và phù hợp nhằm khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn.

- Về phía khách hàng thì công ty cần vạch ra những chính sách khách hàng phù hợp để có thể thu hút khách hàng tiềm năng và giữ chân những khách hàng cũ. - Thường xuyên đánh giá và phân tích tình hình tài chính của công ty, nên giao công

việc này cho những người có đủ năng lực chuyên môn để có thể đưa ra các đánh giá nhận xét chính xác nhất về tình hình tài chính của công ty, từ đó giúp cho các nhà quản trị đưa ra các phương án cụ thể hợp lý để khắc phục những điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Các cơ quan nhà nước cần xem xét và đưa ra các chính sách, chế độ ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thiết lập cơ chế pháp lý rõ ràng, chặt chẽ, đồng thời tăng cường giám sát hoạt động của các doanh nghiệp khác để tạo ra sân chơi lành mạnh.

28

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế đang hội nhập và cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những hướng đi riêng, để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển. Do vậy, cải thiện tình trạng tài chính và nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh là một trong những mục tiêu chủ yếu mà doanh nghiệp cần hướng tới. CTCP Đại lý Hàng hải Việt Nam cũng đã và đang tiếp tục điều chỉnh những chính sách sao cho hợp lý đối với mỗi thời kỳ của nền kinh tế. Năm 2019 đến nay là thời điểm dịch COVID – 19 diễn ra làm cho nền kinh tế trở nên suy thoái, công ty đã nhanh chóng thích ứng và điều chỉnh để tiếp tục duy trì lợi nhuận cho công ty và cổ đông, đồng thời tìm kiếm các cơ hội phát triển mới ở các thị trường quốc tế. Tuy nhiên công ty vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại, vì thế để hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao hơn và không ngừng nâng cao vị thế trên thị trường, công ty cần phải tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa những điểm mạnh, bên cạnh đó là nhìn nhận ra và khắc phục những hạn chế.

29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Hà Nội.

2. Báo cáo tài chính của CTCP Đại lý Hàng hải Việt Nam năm 2018, năm 2019, năm 2020

3. Báo cáo thường niên của CTCP Đại lý Hàng hải Việt Nam năm 2018,

https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2018/BCTN/VN/VSA_Baocaothuongnien_2 018.pdf

4. Báo cáo thường niên của CTCP Đại lý Hàng hải Việt Nam năm 2019,

https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2019/BCTN/VN/VSA_Baocaothuongnien_2 019.pdf

5. Báo cáo thường niên của CTCP Đại lý Hàng hải Việt Nam năm 2020,

https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2020/BCTN/VN/VSA_Baocaothuongnien_2 020.pdf

6. Các báo cáo tài chính của CTCP Cảng An Giang năm 2018, năm 2019, năm 2020.

https://finance.vietstock.vn/CAG/tai-tai-lieu.htm

7. Các báo cáo tài chính của CTCP Cảng Đà Nẵng năm 2018, năm 2019, năm 2020.

30

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần đại lý hàng hải việt nam (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)