0
Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Hiệu quả mô hình “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào y tế tuyến cơ sở”

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI DỰA VÀO Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 25 -28 )

Sau khi triển khai mô hình “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào y tế tuyến cơ sở” tại xã can thiệp, hệ thống quản lý khám chữa bệnh người cao tuổi được củng cố và tăng cường, được khám chữa bệnh kịp thời, được đo huyết áp định kỳ và thường xuyên được tư vấn về chăm sóc sức khoẻ, cụ thể:

- Tại xã can thiệp, hoạt động quản lý khám chữa bệnh cho người cao tuổi được cải thiện rõ rệt: hàng tháng, báo cáo về người cao tuổi được gửi lên Ban chăm sóc sức khoẻ ban đầu xã, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho người cao tuổi tại trạm y tế 7 lần/năm, tổ chức 2 ngày khám về chuyên khoa; 1 lần khám chữa bệnh vào ngày lễ; 1 lần khám chữa bệnh cho người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên; 100% nhân viên y tế ấp có sổ theo dõi sức khỏe người cao tuổi, có đo huyết áp định kỳ tháng tại ấp, trong khi xã đối chứng không có các hoạt động trên.

- Kết quả khám sức khoẻ định kỳ của người cao tuổi cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi hiện đang mắc bệnh giảm hơn trước can thiệp (30,9% so với 38,0%) và giảm hơn so với xã đối chứng (30,9% so với 38,4%). Tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh ở mức độ nặng giảm hơn trước can thiệp (7,1% so với 8,9%) và giảm hơn so với xã đối chứng (7,1% so với 13,6%).

- Tại xã can thiệp, 5 chỉ số điều hành dựa vào cộng đồng của hoạt động quản lý khám chữa bệnh và quản lý theo dõi huyết áp cho người cao tuổi đều cao hơn rõ rệt so với trước can thiệp và với xã đối chứng.

Hiệu quả can thiệp của tỷ lệ người cao tuổi được khám chữa bệnh và tư vấn sức khoẻ là 173,5%; của tỷ lệ người cao tuổi được xét nghiệm đờm trong năm là 390,3%. Hiệu quả can thiệp của tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng đủ, tỷ lệ sử dụng tốt hoạt động quản lý khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế lần lượt là: 175,1%; 90,5% và 787,8%.

KIẾN NGHỊ

1. Ngành y tế cần quan tâm xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là tuyến xã/phường và thôn/ấp. Cần trang bị cho nhân viên y tế thôn/ấp đầy đủ túi y tế thôn, máy đo huyết áp và ống nghe để thực hiện tốt nhiệm vụ quy định và có thể theo dõi huyết áp cho người cao tuổi tại thôn/ấp .

2. Cần tiếp tục triển khai thực hiện mô hình “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào y tế tuyến cơ sở” ở các địa phương khác có điều kiện tương đồng. Trong đó chú trọng đến hoạt động nâng cao năng lực quản lý khám chữa bệnh cho người cao tuổi của trạm y tế xã; tổ chức khám chữa bệnh thường xuyên và định kỳ cho người cao tuổi; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Văn Hưởng, Phạm Văn Thao, Nguyễn Thị Thùy Dương, Lục Duy Lạc, Từ Tấu Thứ, Phan Trọng Lân (2010), “Điều kiện sống của người cao tuổi tại một số xã/phường của tỉnh Bình Dương năm 2010”,

Tạp chí Y học Dự phòng, XX(8), tr. 155-161.

2. Trần Văn Hưởng, Phạm Văn Thao, Nguyễn Thị Thùy Dương, Lục Duy Lạc, Từ Tấu Thứ, Phan Trọng Lân (2010), “Nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi tại một số xã/phường thuộc tỉnh Bình Dương năm 2010”, Tạp chí Y học Dự phòng, XX(8), tr. 162-168.

3. Trần Văn Hưởng, Phạm Văn Thao, Nguyễn Thị Thùy Dương, Lục Duy Lạc, Từ Tấu Thứ, Phan Trọng Lân (2011), “Tình trạng bệnh tật cho người cao tuổi tại một xã thuộc tỉnh Bình Dương, năm 2010”,

Tạp chí Y học Dự phòng, XXI(3), tr. 145-150.

4. Trần Văn Hưởng, Phạm Văn Thao, Nguyễn Thị Thùy Dương, Vũ Thị Kim Anh, Lục Duy Lạc, Từ Tấu Thứ, Phan Trọng Lân (2011), “Hiệu quả mô hình quản lý khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”, Tạp chí Y học Dự phòng, XXI(7), tr. 48-55.

5. Nguyễn Thị Thùy Dương, Trần Văn Hưởng, Phạm Văn Thao, Lục Duy Lạc, Từ Tấu Thứ, Phan Trọng Lân (2011), “Hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng sức khỏe người cao tuổi tại xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, 2010-2011”, Tạp chí Y học Dự phòng, XXI(8), tr. 101-110.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI DỰA VÀO Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 25 -28 )

×