II. NỘI DUNG
2.4. Ứng dụng của hoạ tiết trống đồng Đông Sơn
Trống đồng không chỉ nói tiếng là một loại nhạc cụ hay là một đồ vật mang dấu ấn lịch sử mà còn là nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế cũng như các ngành nghề khác nhau thông qua các họa tiết trên trống.
Trong ngành thiết kế thời trang hiện rất phát triển không chỉ đòi hỏi sự mới lạ, sáng tạo mà còn là sự liên kết, gắn liền với văn hóa của vùng miền, của từng dân tộc, mang dấu ấn bản sắc văn hóa Việt Nam. Chính vì thế trong các cuộc thi hoa hậu quốc tế hay cuộc thi thời trang, thường sẽ lấy các ý tưởng mang ý nghĩa truyền thống cũng như ca ngợi đất nước, vì thế hình ảnh trống đồng hay các họa tiết, hoa văn được chạm khắc trên trống đồng mang nhiều ý nghĩa khác nhau, hướng về cội nguồn dân tộc vẫn luôn được chọn lựa mang đi thi. Trong cuộc thi Mister International 2008 của người mẫu Ngô Tiến Đoàn tại Đài Loan đã tự tay thiết kế cho mình bộ trang phục dân tộc vô cùng độc đáo với tên gọi là “Hùng ca chim lạc”, được lấy cảm hứng từ người Việt Nam là con cháu của vua Hùng. Tiến Đoàn đã thiết kế trang phục dân tộc với ý nghĩa thể hiện được tinh hoa dân tộc và niềm tự hào dân tộc bất khuất, dòng dõi con cháu Lạc Hồng của người Việt.
Ngoài ra, những hoa văn còn được đưa vào các sản phẩm trang trí nội thất, các không gian trang nội thất đa dạng khác nhau. Các hoa văn như hình chịm hạc, hình người, hình thuyền, hình nhà đều được cách điệu thêm bớt các họa tiết nhưng vẫn giữ được nét đẹp lịch sử để đưa vào các họa tiết đồ nội thất, hay nung những viên gạch trang trí mang hình ảnh những hoa văn, trang trí không gian nhà hàng, các khách sạn mang nét truyền thống lịch sử, nơi bảo tàng lịch sử,…
2.5. Bài học rút ra được từ ý nghĩa và nền văn hóa qua các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn
Trống đồng là thông điệp làm nên biểu tượng tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội lúc bấy giờ. Những chiếc trống đồng Đông Sơn được phát hiện trên khắp lãnh thổ của nước Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển, là một hiện vật vô cùng quý báu, một trong những niềm tự hào sâu sắc của văn hoá Việt Nam. Ngày nay, hàng trăm chiếc trống đồng được phát hiện và lưu giữ và trưng bày trang trọng ở các bảo tàng quốc gia và các địa phương.
Từ đó chúng ta có thể rút ra được các bài học như là "Uống nước nhớ nguồn"; " Ăn quả nhớ người trồng cây" để cho các thế hệ tiếp bước sau biết và hiểu về truyền thống vẻ vang của cha ông, gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa này chính là một cách thể hiện sự trân trọng quá khứ, trân trọng những điều ông cha ta đã làm trong lịch sử. Đó cũng chính là cách để định hướng cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu những giá trị văn hóa, để từ đó hun đúc, nuôi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, điều này đặc biệt trở nên quan trọng trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày nay.
Thông qua đó, chúng tôi muốn tích cực tuyên truyền đẩy mạnh hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá nói chung và biểu tượng trống đồng di sản văn hoá truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam nói riêng. Nhằm gia tăng cường sự đoàn kết, khơi dậy lòng tự hào truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Khi còn là sinh viên, học sinh ngồi trên ghế nhà trường phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, cố gắng học tập, tiếp thu các văn hoá. Cần thường xuyên thực hiện tốt các tư tưởng, đạo đức, tác phong sống. Nên tham gia các lớp, cuộc thi tìm hiểu liên quan đến lịch sử hào hùng, truyền thống văn hoá của đất nước, của quê hương. Tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hoá hiện đại. Có tinh thần tự hào dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc ta. Khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái
trong tuổi trẻ. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm, tránh xa các sản phẩm văn hóa không lành mạnh.
III. Kết luận
Trống đồng Đông Sơn được hiểu là sự tiêu biểu cho nền văn hóa Đông Sơn và nền văn minh của người Việt cổ thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văng Lang đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Những chiếc trống đồng Đông Sơn được phá hiện trên khắp lãnh thổ của nước Việt Nam đã chứng minh hùng hồn điều đó. Tiếng trống đồng âm vang như khẳng định những giá trị về truyền thống, đạo lý nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam. Với các hoa văn mang nhiều ý nghĩa lịch sử khác nhau, qua bài nghiên cứu đã giúp chúng tôi tiếp thu thêm nhiều kiến thức, hiểu được đời sống lúc bấy giờ cũng như học tập được những nếp sống, về đời sống văn hóa vật lẫn đời sống văn hóa tinh thần của họ. Từ đó chúng tôi sẽ giữ gìn, tuyên truyền và phát huy thêm về nền văn hóa đưa dến tay những em học sinh còn hạn chế sự hiểu biết về ý nghĩa họa tiết trống đồng Đồng Sơn, cũng như nền văn hóa phát triển vượt bậc của họ. I.V. Tài liệu tham khảo
1. ThS. Nguyễn Thị Thu, Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam, Đại Học Công Nghệ TP.HCM.
2. Nguyễn Văn Hảo (2019), “Trống điền - loại hình phái sinh của trống đồng đông sơn”, Văn hóa truyền thông và phát triển.
3. Trịnh Thanh Tâm (2011), “Sử dụng hoa văn trống đồng trong thiết 4. kế nội thất nhà hàng”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp,
Xuân Mai.
5. Nguyễn Văn Tiến, “Giao lưu văn hoá đông sơn và văn hoá sa huỳnh qua tư liệu khảo cổ học.”.
6. TS.Vi Quang Thọ, “Trống đồng Đông Sơn - quốc bảo của dân tộc Việt Nam.”.
7. Hoàng Thị Chiến (2007), “Trưng bày sưu tập hiện vật văn hóa Đông Sơn ở bảo tàng Thanh Hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, Số 1, trang 22-24.
8. Nguyễn Văn Hảo (2019), “Luận bàn về trống ngọc lũ việt nam một di vật của văn hóa đông sơn.”, Văn hóa truyền thông và phát triển.
9. PGS. Trình Năng Chung (2015), “Văn hóa Đông Sơn trong bối cảnh văn hóa tiền sử khu vực Nam Trung Quốc và Đông Nam Á.”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 12 (97), trang 84-94.
10. Nguyễn Sỹ Toản (2017), “Trống đông sơn và các di tích thờ thần đồng cổ”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, Số 21, trang 97-101.
11. Nguyễn Đức Hiệp (2020), “Khảo cổ Việt Nam soi sáng văn minh Đông Sơn”, Thánh địa Việt Nam học ngày 03/09/2020. Nguồn <http://thanhdiavietnamhoc.com/khao-co-viet-nam-soi-sang-van-minh-dong- son/> ngày truy cập 30/10/2021.
12. GS.Trần Quốc Vượng (2015), “Mấy ý kiến về trống đồng và tâm thức Việt cổ”, Các bài nghiên cứu, biên khảo và dịch thuật các chủ đề về lịch sử ngày 03/06/2015. Nguồn <https://nghiencuulichsu.com/2015/06/03/may-y- kien-ve-trong-dong-va-tam-thuc-viet-co/> ngày truy cập 1/11/2021. 13. Đông Lan (2019), “Minh triết trống đồng: Họa đồ tâm linh Dân tộc Việt”,
Lược sử tộc Việt ngày 25/04/2019. Nguồn
<https://luocsutocviet.com/2019/04/25/251-minh-triet-trong-dong-hoa-do- tam-linh-dan-toc-viet/> truy cập ngày 30/10/2019.
14. Minh Vượng (2014), “Trống đồng Đông Sơn - hiện vật tiêu biểu của văn minh Việt Nam thời dựng nước”, Bảo tàng lịch sử Quốc Gia ngày 30/07/2014. Nguồn <http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3101/16677/trong- djong-djong-son-hien-vat-tieu-bieu-cua-van-minh-viet-nam-thoi-dung- nuoc.html> ngày truy cập 30/10/2021.
15. Trần Phú (2014), “Nghệ Thuật Trang Trí Trống Đồng – Tinh Hoa Văn
<https://hinhanhvietnam.com/nghe-thuat-trang-tri-trong-dong-tinh-hoa-van- hoa-dong-son/> ngày truy cập 31/10/2021.
16. Nguyễn Thị Bích Viên (2018), “Tìm hiểu vài nét nghệ thuật trang trí người việt cổ thông qua bộ sưu tập gốm, đồng trong văn hóa phùng nguyên Đông Sơn.”, Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Phú Thọ Cơ sở văn hóa, thể thao và du lịch ngày 02/02/2018. Nguồn <http://svhttdl.phutho.gov.vn/tin/tim-hieu-vai- net-ve-nghe-thuat-trang-tri-nguoi-viet-co-thong-qua-bo-suu-tap-gom-dong- trong-van-hoa-phung-nguyen-dong-son-phu-tho_843.html> ngày truy cập 31/10/2021.
17. TS. Trần Văn Đạt (2014), “Trống đồng Đông Sơn và nền nông nghiệp cổ đại”, Các bài nghiên cứu, biên khảo và dịch thuật các chủ đề về lịch sử ngày 02/10/2014. Nguồn <https://nghiencuulichsu.com/2014/10/02/trong-dong- dong-son-va-nen-nong-nghiep-co-dai/> ngày truy cập 1/11/2021.
18. Gia Bảy (2018), “Hoa văn trên trống đồng Đông Sơn”, Văn nghệ Thái
Nguyên ngày 30/06/2018. Nguồn
<https://vannghethainguyen.vn/2018/06/30/hoa-van-tren-trong-dong-dong- son/> ngày truy cập 1/11/2021.
19. Trung Nghĩa (2021), “Giải mã họa tiết trống đồng Đông Sơn”, Bản tin du lịch của VnExpress ngày 22/04/2021. Nguồn <https://vnexpress.net/giai-ma- hoa-tiet-trong-dong-dong-son-4264988.html> truy cập ngày 1/11/2021.