Hình 30. Bốn cuộc cách mạng công nghiệp
5.1. Cách mạng công nghiệp lần 1
Năm 1784 James Watt phát minh ra động cơ hơi nước – mở đầu quá trình cơ giới hóa – khởi đầu cuộc cách mạng công nghệ. Cuộc cách mạng nhanh chóng lan nhanh từ Anh ra khắp châu Âu và cả Hoa Kỳ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 là bước nhảy vọt trong lịch sử sản xuất của loài người – chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Động cơ hơi nước giúp ngành giao thông vận tải phát triển và có sự thay đổi lớn khi có sự xuất hiện của tàu hỏa, tàu thủy chạy bằng hơi nước, đẩy mạnh sự giao lưu, trao đổi, mua bán giữa các thành phố với nhau.
Cùng lúc đó, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền máy móc. Đến năm 1885, Henry Bessemer phát minh được lò có khả năng luyện gang lỏng thành thép, phát minh này đáp ứng được cả 2 yếu tố lượng và chất của thép đồng thời tạo điều kiện cho việc sản xuất máy móc bằng sắt.
5.2. Cách mạng công nghiệp lần 2
32
Giai đoạn thứ hai của cách mạng công nghiệp bắt đầu từ năm 1871, với đặc trưng là sự ra đời của việc sử dụng năng lượng điện và sự hình thành và phát triển của truyền thông và viễn thông. Ở cuộc cách mạng này, việc sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí được chuyển sang tự động hóa, tạo ra ngành mới và đưa khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cách mạng công nghiệp lần 2 đã mở ra kỷ nguyên sản xuất và tiêu dùng hàng loạt, đẩy mạnh sự ra đời của điện và dây chuyền sản xuất.
Về lĩnh vực truyền thông, phát minh cốt yếu nhất là kỹ thuật in ấn tang quay dẫn động bằng năng lượng hơi nước và sau đó mà máy sản xuất giấy cuộn. Việc thuế giấy bị xóa bỏ vào cuối thế kỉ 19 cũng đã kích thích sự phát triển của báo chí và đạt được nhiều thành tựu cho đến tận ngày nay.
Sự vi diệu của động cơ hơi nước kết thúc khi Henry Ford hoàn thiện quy trình sản xuất động cơ đốt trong – cơ sở cho sự tồn tại của ô tô ngày nay. Chiếc ô tô đầu tiên ra đời vào năm 1885 do Karl Benz – chủ nhân của những chiếc xe Mercedes-Benz thiết kế.
Ngoài ra, ở giai đoạn này còn có nhiều phát minh vĩ đại khác đóng góp cho nhân loại như bóng đèn và điện một chiều của Thomas Edison, máy điện tín của Samuel Finley Breese Morse, điện thoại của Antonio Meucci hay máy bay và tivi. Và xăng dầu là một phát hiện vĩ đại mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
5.3. Cách mạng công nghiệp lần 3
Giai đoạn 3 của cách mạng công nghiệp còn được gọi là cách mạng kỹ thuật số với sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin. Cuộc cách mạng này giúp thế giới tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực xã hội và tiết kiệm chi phí trong sản xuất. Kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động đời sống xã hội của con người, đặc biệt là ở các nước tư bản chủ nghĩa bởi đây là nơi bắt đầu của cuộc cách mạng này.
Chiếc máy tính đầu tiên ra đời vào năm 1946, đến nay máy tính đã qua bốn thế hệ của sự thay đổi và ngày càng phát triển. Máy tính đã dẫn đến sự kết nối Internet vào cuối giai đoạn này, tạo ra mạng thông tin toàn cầu với khả năng trao đổi thông tin đạt trình độ đỉnh cao.
Hình 32. ENIAC – máy tính điện tử đầu tiên
5.4. Cách mạng công nghiệp lần 4
Hình 33. Cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp lần 4 hay còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp công nghệ với nhau, làm bé dần khoảng cách giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cốt lõi của kỹ thuật số trong cuộc cách mạng này là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Về mảng sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu về công nghệ biến đổi gen. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với toàn nhân loại, nó có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng, nó có thể phá vỡ thị trường lao động khi mà robot dần thay con người làm việc.