Những thay đổi về việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới quan điểm của đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong thờikỳ đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 34 - 36)

III. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI QUAN

1.5. Những thay đổi về việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế

Trước Đổi Mới, cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam là cơ chế kế hoạch hoá tập trung với những đặc điểm sau:

Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương... đều do các cấp ;

có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.

Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, cokinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định của cơ quan hành chính gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ "cấp phát - giao nộp". Vì vậy, rất nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.

Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động, vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động.

Hiện nay Việt Nam đang được thực hiện cơ chế quản lý kinh tế dưới sự điều khiển của nhà nước, đất nước đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp, tập trung sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế thị trường đã giúp cho nền kinh tế Việt nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa Việt nam thoát nghèo, ra khỏi tình trạng đói kém, từ nước chưa phát triển sang nước đang triển và có xu hướng phát triển đất nước hiện đại hóa, công nghiệp hóa.

Để chuyển từ nền kinh tế bao cấp, tập trung sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường, nhà nước đã có những hoạt động nổi bật:

- Xây dựng được mối quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất: + Quan hệ sản xuất: Nhà nước xây dựng một chế độ sở hữu với nhiều loại hình sở hữu, sẽ làm giải phóng lực lượng sản xuất, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia xây dựng đất nước.

+ Với nhiều thành phần kinh tế, nhưng Nhà nước vẫn phải xác định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp Nhà nước và các công ty cổ phần nhà nước ở các ngành, lĩnh vực then chốt nhằm hạn chế được tiêu cực của nền kinh tế thị trường.

- Xây dựng lực lượng sản xuất đó là xây dựng nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Biểu hiện ở 2 mặt:

+ Xây dựng một phương thức quản lý sản xuất theo hướng chuyên môn hoá tập trung, hợp tác, liên hiệp hoá, đồng thời đẩy mạnh cách mạng khoa học kỹ thuật theo hướng cơ khí hoá, tự động hoá, hoá học hoá. Xây dựng một cơ cấu kinh tế phù hợp với lợi thế so sánh của đất nước, qua đó tạo ưu thế cho đất nước trong các quan hệ quốc tế. Phát triển kinh tế mở, đa dạng hoá và đa phương hoá các loại kinh tế.

Nước ta có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu và sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, có vai trò lớn trong lịch sử đã góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày nay thế giới đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại xuất hiện nhiều cơ hội thuận lợi cho các quốc gia chậm phát triển hội nhập với môi trường mới với nhịp độ phát triển cao, nhưng muốn thích ứng phải tìm được con đường đi mới, phù hợp, đó chinh là nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Để chuyển đổi nền kinh tế, Nhà nước ta cần đổi mới các phương thức quản lý Nhà nước về kinh tế, và đặc biệt phải xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng cho hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới quan điểm của đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong thờikỳ đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)