Chiến lược đổi mới “Point of Life

Một phần của tài liệu Phân tích chu kì kinh doanh masan group (Trang 28 - 31)

4. Giai đoạn trưởng thành:

4.1. Chiến lược đổi mới “Point of Life

Thị trường bắt đầu chú ý khi Masan mua lại loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực đồ uống, hàng tiêu dùng. Động thái này cùng cả việc Masan mua lại chuỗi Vinmart, vẫn chỉ là tín hiệu cho thấy họ muốn phát triển ngành hàng tiêu dùng nhanh. Tuy nhiên, tham vọng của Masan dường như không chỉ giới hạn trong việc phát triển những ngành hàng chủ lực. Một hệ sinh thái xoay quanh The CrownX dần được hình thành, đang cho thấy một chiến lược lớn hơn.

Điểm đặc biệt của nền tảng hợp nhất mảng bán lẻ tiêu dùng của Masan không chỉ dừng lại ở việc tích hợp tiện ích tại các điểm bán hiện hữu (offline) mà còn tích hợp với điểm bán trực tuyến (online). Ban lãnh đạo của Tập đoàn Masan nhấn

mạnh, chiến lược của The CrownX sẽ là offline-to-online chứ không phải ngược

lại. Nghĩa là trước khi nghĩ tới môi trường online, The CrownX sẽ trở thành nhà phân phối nhu yếu phẩm offline số 1 Việt Nam. Khác với những nhà bán lẻ khác, Masan đặt trọng tâm vào lĩnh vực nhu yếu phẩm, xem đây là nền tảng cốt lõi để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Từ nhu yếu phẩm, "ông lớn" trong ngành bán

lẻ tiêu dùng có thể mở rộng ra phục vụ các nhu cầu thiết yếu khác như tài chí- nh,

giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe… Đây là những nhu cầu thiết yếu chiếm đến 50% chi tiêu tiêu dùng.

Những giao dịch M&A hàng trăm triệu USD gần đây củng cố nền tảng vững

chắc để Masan thành công trên hành trình xây dựng nền tảng “Point of Life”.

Masan đang từng bước hiện thực hóa chiến lược “Point of Life”, mang đến hệ sinh thái trải nghiệm phục vụ nhu cầu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí, chăm sóc

sức khỏe của người tiêu những bức tranh tương lai đầy tiềm năng của chiến lược là

“Point of Life”. Với những nước đi đầu tiên là những thương vụ M&A đình đám:

Masan mua 52% cổ phần Bột giặt NET: Vào tháng 2/2020, Masan HPC đã mua thành công 52% cổ phần của Công ty cổ phần bột giặt Net (NETCO), chính

thức lấn sân sang mảng chăm sóc cá nhân và gia đình thị trường có kết quả kinh -

doanh với mức tăng trưởng vượt bậc: 9 tháng đầu năm 2020 tổng doanh thu đạt 1.109 tỉ và lợi nhuận sau thuế đạt 104 tỷ đồng.

Trong thương vụ mới này, ưu tiên hàng đầu là tích hợp NET với hệ thống phân phối của Masan gồm 300.000 điểm bán lẻ truyền thống và nền tảng thương mại hiện đại gồm 3.000 siêu thị và siêu thị mini trên cả nước. Theo Masan, đây là một trong những lĩnh vực lớn nhất và hấp dẫn nhất tại Việt Nam với giá trị thị trường khoảng 3,1 tỷ USD và nhiều cơ hội phát triển nhanh chóng để xây dựng các thương hiệu nội địa vững mạnh. NET là điểm khởi đầu chiến lược để Masan xây dựng nền tảng đa dạng hóa các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình.

Masan chi 15 triệu USD cho 20% chuỗi trà - cà phê Phúc Long, hoàn thiện

Vào ngày 24/05/2021 vừa qua, Masan đã xác nhận công ty thành viên của mình là The Sherpa đã ký kết thỏa thuận mua lại 20% Công ty cổ phần Phúc Long

Heritage (doanh nghiệp sở hữu Phúc Long là một trong những thương hiệu chuỗi -

bán lẻ trà và cà phê hàng đầu Việt Nam) với giá 15 triệu USD.

Phúc Long là mảnh ghép cần có trong nền tảng Point of Life của Masan. Có

thể nói, Masan là thương hiệu đình đám trên thị trường M&A khi liên tục mở rộng hệ sinh thái qua các thương vụ mua bán – sáp nhập. Chẳng hạn, Vinacafé Biên Hoà, Nước khoáng Vĩnh Hảo, Bia Sư Tử Trắng, Hệ thống bán lẻ VinCommerce, hay Hãng sản xuất bột giặt NET… Với bước đi tương tự, Masan bắt tay cùng Phúc Long để dần hoàn thiện các mảnh ghép quan trọng trong chiến lược phát triển hệ

sinh thái tiêu dùng Point of Life.

4.2. Chiến lược phát triển:

Bản thân Masan cũng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng các phương án kinh doanh cho mảng bán lẻ và dịch vụ kể từ khi mua lại VinCommerce từ Vingroup hồi cuối năm

2020. Các phương án và kế hoạch hành động cụ thể để cải thiện hiệu quả chuỗi VinMart và VinMart+ đã được thực thi ngay trong nửa đầu năm 2021.

Bên cạnh đó, VinCommerce cũng triển khai thí điểm hàng chục cửa hàng siêu thị mini theo các mô hình khác nhau nhằm tìm ra công thức cửa hàng phù hợp trước khi tăng tốc mở rộng cửa hàng trở lại. Hơn một nửa trong số các cửa hàng thử nghiệm này ở Hà Nội và phần còn lại ở TPHCM. Masan cho biết, các cửa hàng thử nghiệm này đang mang lại kết quả tốt hơn các cửa hàng hiện hữu của VinCommerce, bao gồm tổng doanh thu/cửa hàng cao hơn khoảng 10% và doanh thu sản phẩm tươi sống/cửa hàng cao hơn khoảng 15%.

Masan đã bắt đầu triển khai rộng rãi mô hình siêu thị mini mới tại Hà Nội và dự kiến sẽ bắt đầu tại TPHCM vào cuối năm 2021. Không dừng ở đó, với chiến lược “Point of life” của mình, Masan còn muốn tích hợp đa dạng dịch vụ vào các cửa hàng VinMart+, như kiosk Phúc Long, dịch vụ tài chính Techcombank...

Một phần của tài liệu Phân tích chu kì kinh doanh masan group (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)