Bài học kinh nghiệm về hội nhập quốc tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới quan điểm về hội nhập quốc tế ở nước ta trong thời kỳ mới từ 1986 đến nay (Trang 42 - 44)

Từ thực tiễn xây dựng, triển khai đường lối, chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế, từ những thành tựu, hạn chế của hội nhập quốc tế thời gian qua, có thể chỉ ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, luôn có tư duy nhận thức về thế giới một cách khách quan, biện

chứng, khoa học. Thực tiễn thế giới luôn vận động, thay đổi, do đó tư duy nhận thức phải thay đổi linh hoạt, thậm chí phải dự báo được sự thay đổi đó để có được những chiến lược, sách lược, bước đi hội nhập phù hợp, hiệu quả.

Hai là, quá trình hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực cần xuất phát từ yêu cầu

bên trong của đất nước, phù hợp với sự chuẩn bị và mức độ sẵn sàng của các chủ thể trên từng lĩnh vực khi tham gia hội nhập. Tham gia hội nhập không để rơi vào bị động, chạy theo.

Ba là, cần có sự thống nhất về quan điểm, nhận thức trong việc đề ra chủ

trương, mục tiêu hội nhập và cách thức hành động. Xây dựng các căn cứ khoa học, pháp lý và thực tiễn về việc hội nhập quốc tế trên từng lĩnh vực và phương thức hội nhập nhằm đảm bảo được tầm nhìn chiến lược dài hạn về mục tiêu theo từng lĩnh vực hội nhập quốc tế.

Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin nhằm nâng cao

nhận thức của toàn xã hội về hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và các cam kết hội nhập ở từng lĩnh vực, với từng chủ thể hội nhập nói riêng. Việc tuyên truyền cần được thực hiện linh hoạt, chủ động, phù hợp qua nhiều kênh thông tin khác nhau, đồng bộ và phải có tính định hướng cao. Các đối tượng khác nhau (cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, người dân...) cần được cung cấp những thông tin theo những cách phù hợp khác nhau để đảm bảo hiệu quả của công tác tuyên truyền.

Năm là, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi mức độ cam

kết tham gia hội nhập ngày càng cao cả về phạm vi và mức độ hội nhập. Vì vậy, phải chủ động xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện khuôn khổ hành lang pháp lý trong nước để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước, đồng thời hỗ trợ và tận dụng tốt nhất các cơ hội, điều kiện quốc tế mà tiến trình hội nhập quốc tế đem lại.

Sáu là, huy động và củng cố sức mạnh vật chất với huy động và phát huy sức

mạnh tinh thần; kết hợp sức mạnh tự thân, nội lực, sức mạnh dân tộc với sự đồng tình, củng cố của bạn bè quốc tế, sức mạnh thời đại để thực hiện việc hội nhập thực chất, hiệu quả. Đặc biệt, cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực tham gia hội nhập cả về chuyên môn, luật pháp, ngoại ngữ, văn hóa.

Bảy là, nắm vững và tận dụng tốt thời cơ, giành thắng lợi trên từng mặt trận

hội nhập. Quá trình hội nhập cần đi vững chắc theo từng cấp độ từ nhỏ đến lớn, đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu và nâng cấp các khuôn khổ hợp tác một cách bền vững. Thực tế cho thấy, trong quá trình hội nhập của Việt Nam, từ việc gia nhập ASEAN (1995), gia nhập ASEM (1996), APEC (1998), WTO (2002), với hội nhập kinh tế quốc tế… giờ đây Việt Nam đã, đang mở rộng hội nhập trong các lĩnh vực khác từ chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục đến an ninh, quốc phòng, khoa học, công nghệ.

Tám là, ứng xử khôn khéo, linh hoạt giữa hai mặt hợp tác và đấu tranh trong

hội nhập quốc tế theo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, mọi chủ trương, hoạt động hội nhập phải kiên trì, kiên định nguyên tắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặt

lợi ích dân tộc lên trên hết. Đồng thời, phải linh hoạt, mềm dẻo trong đàm phán, giải quyết các vấn đề bất đồng, những nội dung chưa tạo được tiếng nói chung.

Chín là, hội nhập vừa theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, song phải có

tính chọn lọc cao. Nghĩa là, bất cứ lĩnh vực nào có lợi cho quốc gia, nhân dân thì cần khai thác triệt để. Tuy nhiên, cần có sự lựa chọn lĩnh vực, mặt hàng, sản phẩm thích hợp với nhu cầu của thị trường thế giới và lợi thế so sánh của Việt Nam để việc hội nhập, hợp tác đạt được lợi ích nhiều nhất cho quốc gia.

Mười là, hội nhập quốc tế phải gắn liền với việc xây dựng một xã hội văn

minh, dưới sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và luôn đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng. Trong quá trình hội nhập cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hình thức, phương thức hội nhập, tạo thành mặt trận hội nhập, hợp tác, toàn diện, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới quan điểm về hội nhập quốc tế ở nước ta trong thời kỳ mới từ 1986 đến nay (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)