“Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.”

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN DÂN SỰ 2 BUỔI THỨ TƯ: BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (Trang 30 - 31)

dân sự hoặc chủ có thể thực hiện được một phần, thì phần không thực hiện được bà Thắng và ông Ân mới có trách nhiệm thực hiện thay”.

Câu 4.12. Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết.

Tại Quyết định số 01/2010/DS-GĐT ngày 06-01-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Chị Nguyễn Thị Bích Thảo vay của ông Lê Văn Sang 60 triệu đồng và đã giao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do ông Nguyễn Văn Lộc và bà Trần Thị Phục (bố mẹ chị) đứng tên cho ông Sang để làm tin. Các bên lập hợp đồng thế chấp căn nhà trên để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của chị Thảo, có công chứng hợp pháp. Sau đó, chị Thảo không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ông Sang. Bên cho vay đã khởi kiện, yêu cầu buộc ông Lộc, bà Phục (với tư cách bị đơn) thanh toán khoản nợ. Tuy nhiên, trong vụ việc này, người đứng ra vay tiền của ông Sang là chị Thảo, còn bố mẹ chị là những người dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay của chị. Sau khi ông Sang chết, vợ ông là bà Tý được ủy quyền để khởi kiện giải quyết và thu hồi món nợ được ghi trong Hợp đồng thế chấp. Do vậy, bà Tý phải khởi kiện yêu cầu chị Thảo trả nợ, nếu chị Thảo không trả được nợ gốc và lãi thì ông Lộc, bà Phục có trách nhiệm phải trả thay. Trường hợp ông Lộc, bà Phục không trả được thì bà Tý có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá tài sản bảo lãnh để thu hồi nợ.

Câu 4.13. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm

Theo nhóm, hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm chưa thực sự hợp lý, vì: Theo nhóm thì trường hợp này nên theo hướng bà Mát và bà Thắng phải cùng có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm trả cho bà Nhung. Tuy dưới góc độ văn bản hiện hành tại Việt Nam, không có quy định nào theo hướng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh với bên có quyền. Do đó, Tòa án không nên xét xử theo hướng như vậy.12 Tuy nhiên, theo nhóm em, việc chịu trách nhiệm liên đới như vậy có nhiều ưu điểm, trong đó việc làm này nâng cao trách nhiệm của người được bảo lãnh và cũng chính là người đã có hành vi

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN DÂN SỰ 2 BUỔI THỨ TƯ: BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (Trang 30 - 31)