Rối loạn lipid máu của bệnh nhân ĐTĐ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân Đái Tháo Đường týp 2 được điều trị tại bệnh viện YHCT-PHCN tỉnh Bình Thuận năm 2019 (Trang 27 - 33)

+ Bệnh nhân ĐTĐ có tăng lipid máu

Rối loạn lipid máu rất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, có thể xảy ra trước khi có đái tháo đường hoặc khi đã có đái tháo đường. Rối loạn lipid máu gây xơ vữa mạch máu, hầu hết các nghiên cứu cho thấy rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ và bệnh lý tim mạch. Cholesterol là một dạng chất béo được sản xuất từ tế bào gan và một phần được hấp thu từ thức ăn. Cholesterol rất cần thiết để cấu tạo màng tế bào, cân bằng hormon trong cơ thể và sản xuất vitamin. Tuy nhiên khi dư thừa choslesterol trong máu sẽ gây xơ vữa mạch máu, làm gia tăng nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành và đột quỵ.

Qua bảng 3.3 kết quả chúng tôi ghi nhận trong 288 đối tượng ĐTĐ có 212 trường hợp tăng cholessterol chiếm 73,6%. Nồng độ TB của nhóm cholesterol > 5,2 là 6,5 ± 1,01 mmol/l cao hơn nhóm ≤5,2mmol (4,79 ± 0,38 mmol/l), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Nhóm triglycerid > 2,3 mmol/l chiếm 38,2%, nồng độ TB là 3,32 ± 1,11 mmol/l và nhóm ≤ 2,3 mmol/l là 61,8% có nồng độ TB là 1,59 ± 0,45 mmol/l và nhóm LDL-c >3,12 mmol/l chiếm 13,9% và nồng độ TB là 4,03 ± 1,17 môl/l so với nhóm ≤ 3,12 mmol/ là 86,1% và nồng độ TB là 1,94 ± 0,59 mmol/l

+ Nồng độ trung bình đường huyết với lipid máu

- Nồng độ glucose nhóm CHO > 5,2mmol/L cao hơn ≤ 5,2mmol/L (p>0,05) - Nồng độ glucose nhóm TRI > 2,3 mmol/L cao hơn ≤ 2,3mmol/L (p<0,01) - Nồng độ glucose nhóm LDL > 3,2mmol/L cao hơn ≤ 5,2mmol/L (p>0,05) - Nồng độ glucose nhóm HDL < 0,9 mmol/L thấp hơn ≥ ,9mmol/L (p>0,05)

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), chỉ trừ đường huyết TB của 2 nhóm triglyceride >2,3 mmol/lvà ≤ 2,3 mmol/l (p<0,01)

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hùng (2015) cho thấy Phân loại RLLP: TG: 35%, CT: 30%, HDL: 8%, LDL: 27%. Rối loạn chỉ số TG chiếm tỷ lệ cao nhất, chỉ số HDL chiếm tỷ lệ thấp nhất [5]

Nguyễn Thị Phi Nga (2015), kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn thành phần lipid máu cao nhất là tăng cholesterol (47,8%), thấp nhất là giảm HDL (19,1%). Tỷ lệ rối loạn lipid máu nói chung 65,2%. [7]

Phạm Đình Hà (2014) kết quả cho thấy tăng triglycerid đơn thuần chiếm 11,4% và giảm HDL-c là 18,2% [4]

Kết quả nghiên cứu của Trần Vĩnh Thúy (2007) nghiên cứu trên 78 đối tượng ĐTĐ cho thấy hàm lượng các thành phần lipid máu đều thay đổi trong đó tăng cholesterol chiếm 88,5%, tăng triglycerid là 79,5% [10]

4.3. YẾU TỐ LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN LIPID MÁU VỚI NỒNGĐỘ ĐƯỜNG HUYẾT ĐỘ ĐƯỜNG HUYẾT

4.3.1. Liên quan giữa nhóm tuổi với nồng độ đường huyết

+ Liên quan giữa nhóm tuổi với nồng độ đường huyết

Qua bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ đường huyết tăng cao chiếm 90% ở nhóm tuổi ≥ 50 so với nhóm tuổi < 50 tuổi chỉ chiếm 10% (p>0,05)

+ Liên quan giữa giới tính với nồng độ đường huyết

Nữ có tỷ lệ tăng đường huyết (60%) cao hơn nam (40%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

- Tỷ lệ nhóm tăng đường huyết của RLLP là 44,1% cao hơn nhóm không RLLP là 32,2%, Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

- Nồng độ glucose nhóm RLLP là 7,58 ± 2,65 mmol/l cao hơn nhóm không RLLP (6,67 ± 1,38) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết quả chúng tôi tương đồng với một số nghiên cứu như: Nguyễn Minh Hùng (2013), ghi nhận Tỷ lệ RLLP ở bệnh nhân ĐTĐ chiếm tỷ lệ là 54 %. [5]

Nghiên cứu của Phạm Đình Hà (2014) ghi nhận Tỉ lệ RLLP máu ở BN ĐTĐ typ 2 rất cao (81,8%) [4].

4.3.3. Tương quan giữa đường huyết và RLLP máu

Ở bệnh nhân ĐTĐ, sự kiểm soát glucose máu có liên quan đến sự rối loạn lipid máu, khi bệnh nhân được kiểm soát glucose máu tốt thì sự rối loạn lipid máu sẽ được cải thiện

+ Tương quan giữa glucose và CHO

Glucose tương quan thuận với CHO, có phương trình hồi quy tuyến tính là y = 0,1194x + 5,1689 và hệ số tương quan là r = 0,248 ( p<0,01)

+ Tương quan giữa glucose và TRI

Glucose tương quan thuận với TRI, có phương trình hồi quy tuyến tính là y = 0,1195x + 1,3715 và hệ số tương quan là r = 0,255 ( p<0,01)

+ Tương quan giữa glucose và HDL

Glucose tương quan nghịch với HDL-c, có phương trình hồi quy tuyến tính là y = -0,0331x + 3,1015 và hệ số tương quan là r = -0,128 ( p<0,05)

+ Tương quan giữa glucose và LDL-c

Glucose tương quan thuậnvới LDLL-c, có phương trình hồi quy tuyến tính là y = 0,0942x + 1,5291 và hệ số tương quan là r = 0,227 ( p<0,01)

Kết quả chúng tôi tương đồng với một số nghiên cứu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nguyễn Minh Hùng (2013), kết quả cho thấy có sự tương quan thuận mức độ ít giữa các chỉ số lipid máu ( TG, CT, HDL, LDL ) với nồng độ Glucose máu [5].

- Đào Thị Dừa (2010) kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa lipid máu và đường huyết ghi nhận tương quan thuận giữa cholesterol máu với glucose máu đói với r = 0,47; tương quan thuận giữa triglycerid máu với glucose máu đói với r = 0,57; tương quan thuận giữa LDL máu với glucose máu đói r= 0,45; tương quan nghịch giữa HDL máu với glucose máu đói với r = -0,46 [3].

KẾT LUẬN

Qua kết quả điều tra trên 288 bệnh nhân về rối loạn lipid máu ở bệnh nhân Đái Tháo Đường týp 2 được điều trị tại YHCT-PHCN tỉnh Bình Thuận năm 2019 chúng tôi có kết luận như sau:

- Nữ bệnh nhân 59,0%, nam là 41,0%

- Nhóm bệnh nhân 50-59 tuổi chiếm 35,1%; Tuổi trung bình 60,44 ± 10,98

- 41,75% tăng đường huyết nồng độ TB là 9,27 ± 2,78 mmol/l - Có 73,6 % bệnh nhân ĐTĐ tăng Cholesterol ( CT ≥ 5,2 mmol/l) - Có 38,2% bệnh nhân ĐTĐ tăng Triglycerid ( TG ≥ 2,3 mmol/l) - Có 13,9% bệnh nhân ĐTĐ tăng HDL ( HDL ≥ 3,2 mmol/l)

Nhóm có RLLP như: Cholesterol >5,2 mmol/l; Triglycerid >2,3 mmol/l; LDL > 3,12 mmol/l đều có đường huyết TB cao hơn nhóm không RLLP

- Nhóm ≥ 50 tuổi có tỷ lệ tăng đường huyết là 90,0%

- Nữ có tỷ lệ tăng đường huyết là là 60,0% và nam (40,0%).

- Nhóm RLLP có 41,1% tăng đường huyết, nồng độ glucose nhóm RLLP là 7,58 ± 2,65 mmol/l

- Glucose tương quan thuận với CHO, r = 0,248 ( p<0,01). - Glucose tương quan thuận với TRI, , r = 0,255 ( p<0,01) - Glucose tương quan nghịch với HDL-c, r = -0,128 ( p<0,05) - Glucose tương quan thuậnvới LDL-c, r = 0,227 ( p<0,01)

KIẾN NGHỊ

Tuyên truyền cho cộng đồng nói chung và bệnh nhân ĐTĐ nói riêng là RLLP sẽ gây xơ vữa mạch máu, làm gia tăng nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành và đột quỵ.

Người bệnh ĐTĐ nên thường xuyên xét nghiệm, kiểm tra các chỉ số đường huyết, biland lipid như CHO, Tri, HDL, LDL.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân Đái Tháo Đường týp 2 được điều trị tại bệnh viện YHCT-PHCN tỉnh Bình Thuận năm 2019 (Trang 27 - 33)