của dân tộc ta, niềm tự hào với nguồn gốc con rồng cháu tiên. Đây cũng là một cơ hội để chúng ta bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với công lao của 18 đời vuaHùng. Chúng ta- những thế hệ sau phải có trách nhiệm gìn giữ nét đẹp truyền thống này, gìn giữ cội nguồn của chúng ta.
Đề số 3: Viết bài văn thuật lại sự kiện lẽ hội.
1. Mở bài
Giới thiệu sự kiện/lễ hội được thuật lại (sự kiện/lễ hội gì, diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào).
2. Thân bài
Quang cảnh, không khí nơi sự kiện/lễ hội diễn ra.Sự việc, hoạt động mở đầu. Sự việc, hoạt động mở đầu.
Các sự việc, hoạt động tiếp theo.Sự việc, hoạt động cuối cùng. Sự việc, hoạt động cuối cùng.
Tham khảo:
Một trong những lễ hội mà tôi đã có dịp chứng kiến là lễ hội đấu vật. Đó là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của quê hương tôi. Lễ hội đấu vật ở quê tôi thường được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Các vòng loại sẽ lựa chọn ra năm đô vật mạnh nhất đại diện cho thôn bước vào trận chung kết.
Trận đấu diễn ra vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Sau khi hai đô vật chào hỏi khán giả, trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu . Hai đô vật cởi trần, mặc một chiếc quần đùi, tay buộc một chiếc khăn khác màu sắc để phân biệt. Cả hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật. Họ di chuyển trên sàn để thăm do đối phương. Đô vật nào cũng ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Phía trên sân khấu, có một người đang đánh trống. Nhịp trống dồn dập khiến không khí càng thêm sôi động. Còn khán giả thì cũng hò reo cổ vũ nhiệt tình. Mười phút thi đấu diễn ra thật căng thẳng.
Khi ban tổ chức thông báo bắt đầu cuộc thi, cả hai bước vào sân cúi chào khán giả. Trọng tài thổi còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật dùng đôi tay chắc khỏe của mình ra múa khởi động. Đôi chân không ngừng giậm nhảy, lùi trước lùi sau để thăm dò đối thủ. Hai đô vật đã tiến sát lại gần nhau, hai tay giữ vào vai đối thủ. Thân hình của họ trông thật dũng mãnh. Còn gương mặt thì đã nhễ nhại mồ hôi. Thoắt cái, đô vật khăn xanh đã vật ngã được đối thủ xuống đất bằng một thế đòn hiểm. Trọng tài ra hiệu thời gian để chờ đô vật khăn đỏ đứng dậy. “Ba… hai… một… Hết giờ!” - đô vật khăn đỏ vẫn nằm dưới sàn nhà. Lúc đó, chiến thắng sẽ thuộc về đô vật khăn xanh. Mỗi một trận đấu vật đều diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.
Các trận đấu vật để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Tôi cảm thấy yêu mến và tự hào về những con người của quê hương mình. Họ không chỉ khỏe khoắn, mạnh mẽ mà còn đầy tinh thần thượng võ.
Đề bài: Thuyết minh về lễ hội Gióng
I. MỞ BÀI
- Một lễ hội tôn giáo của làng Phù Đổng.
- Nét đẹp truyền thống của người dân nước Nam.
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
Xuất phát từ truyền thuyết Thánh Gióng.
2. Đặc điểm
- Hội làng Phù Đổng hàng năm diễn ra ngày 9 tháng Tư âm lịch.
- Các làng trong tổng đều đến tế, tất cả đến trăm người của họ các làng mặc áo thụng xanh, đội mũ đen, đi hia đề trắng. Họ đứng thành hàng hai bên, tay cầm hốt ngả.
-