statin và fibrat, không có các nhóm khác.
- Ở nhóm bệnh nhân tăng cholesterol đơn thuần được chỉ định sử dụng nhóm statin chiếm 100%. Nhóm tăng triglycerid máu được sử dụng nhóm fibrat là chủ yếu chiếm tỷ lệ 80% số người dùng; nhóm tăng lipid máu hỗn hợp thì nhóm statin sử dụng nhiều hơn chiếm 53,33% tổng số người dùng, nhóm fibrat
- Bệnh nhân đạt đích điều trị chỉ chiếm 54, 2%.
- Sau 3 tháng điều trị nồng độ chol, TG giảm so trước điều trị với p < 0,05 có ý nghĩa thống kê. Kết quả cho thấy LDL – C giảm so trước điều trị trung bình là 0,57 mmol/l tương đương 15,0% nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Có 27 bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị: 10 bệnh nhân đau cơ, 14 bệnh nhân mệt mỏi khó chịu, 2 bệnh nhân đầy bụng, khó tiêu, có 1 bệnh nhân mẩn ngứa vàng da và không có bệnh nhân nào phải dừng điều trị.
- Tỷ lệ các bệnh nhân có biểu hiện suy giảm chức năng gan, thận thông qua các chỉ số xét nghiệm trước và 3 tháng điều trị không có sự khác biệt nhiều và không có ý nghĩa thống kê.
KIẾN NGHỊ
- Cần khuyến cáo các bệnh nhân khi được chẩn đoán RLMM phải được theo dõi, điều trị đúng phác đồ, đủ thời gian và quan trọng nhất là phải được khám sức khoẻ định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh tim mạch vì bệnh nhân có tiềm
ẩn nguy cơ cao.
- Đề nghị bổ sung thêm thuốc vào danh mục thuốc điều trị RLMM tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Quảng Ninh để các bác sĩ có nhiều lựa chọn hơn trong điều trị cho từng loại RLMM, đồng thời theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị của từng nhóm thuốc một cách hệ thống; đưa thông tin phản hồi cho lãnh đạo bệnh viện và trong các cuộc Hội thảo, giao ban để có biện pháp điều chỉnh hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân RLLM tại Quảng Ninh - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cộng đồng về phòng ngừa RLLM ngay từ khi ở tuổi còn trẻ, nhất là thói quên sinh hoạt, tập luyện và chế độăn uống hợp lý.