6. Kết cấu đề tài
2.3. PHÂN TÍCH PEST, FIVE FORES
2.3.1. PEST
2.3.1.1. Kinh tế
(http://tapchicongthuong.vn/)
Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2015 đạt 6,28%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 5,34% của cùng kỳ năm 2014. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Tính chung 6 tháng đầu năm 2015:
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 77,7 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 15,4% của 6 tháng năm 2014.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 81,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2014, cao hơn nhiều mức tăng 10,5% của cùng kỳ năm 2014, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 32,7 tỷ USD, tăng 7,7%, thấp hơn mức tăng 10,6% của 6 tháng năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 48,8 tỷ USD, tăng 25,5%, cao hơn nhiều mức tăng 10,4% của cùng kỳ năm 2014. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 6 tháng đầu năm ước tính đạt 84,6 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước.
Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2011-2015
Tỷ lệ lạm phát: mức lạm phát ở Việt Nam trong năm 2015 là 0,63%, thấp
nhất trong 14 năm qua.
Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là
2,31%( năm 2013 là 2,18%; năm 2014 là 2,10%). Năng suất lao động mặc dù đã cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và không đồng đều giữa các ngành và lĩnh vực.
Nhìn chung, nền kinh tế nước ta đang phục hồi và phát triển theo chiều hướng tích cực.
2.3.1.2. Chính trị - luật pháp
Về chính trị, môi trường chính trị ổn định, không có mâu thuẫn sắc tộc. Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở đầu tư vốn mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Về luật pháp, nhà nước cũng đã ban hành nhiều luật, pháp lệnh như: Luật doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật thuế, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh giá, Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh quảng cáo,… tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển lớn mạnh trên cơ sở không vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với việc thuế thuê đất khá cao. Nếu trước đây Mỹ Hảo chỉ phải đóng 1.300 đồng/m2 thì nay là trên 40.000 đồng/m2. Với trên 3.000m2 đất đang sở hữu, chỉ riêng tiền thuê đất, Công ty đã tốn trên 1,2 tỷ đồng/năm. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động kinh doanh của Mỹ Hảo.
2.3.1.3. Văn hóa – xã hội
Văn hóa của một nước ảnh hưởng khá nhiều đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
Thói quen tiêu dùng của người Việt đối với sản phẩm hóa mỹ phẩm thường quan tâm đến giá. Ông bà, cha mẹ vẫn có thói quen sử dụng những sản phẩm có thương hiệu lâu năm, “ người Việt dùng hàng Việt” như một nét văn hóa truyền thống.
Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, người tiêu dùng ngày càng “tinh” hơn, khó tính hơn, thu nhập của họ cũng đã khá hơn trước, yêu cầu của họ đối với một sản phẩm là: sản phẩm phải có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, tạo được hình ảnh mới mẻ, hiện đại dù cho giá thành cao hơn, họ vẫn có thể chấp nhận mua sản phẩm đó.
Ngoài ra, còn có các đối tượng có xu hướng thích hàng ngoại, cho rằng những sản phẩm thuộc những công ty nước ngoài sẽ tốt hơn những sản phẩm trong nước. Đây cũng là một thách thức khá lớn cho doanh nghiệp Việt Nam để tạo được ấn tượng và sự tin cậy cho khách hàng của mình.
2.3.1.4. Công nghệ
Từ cơ sở hạ tầng, chất lượng dạy và học cho tới năng lực nghiên cứu của doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu nhà nước cũng như việc quản lý nhà nước, thực hiện chính sách về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đều bị đánh giá là yếu kém.
Theo đó, công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) vẫn chỉ là hoạt động thêm thắt trong các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Khu vực doanh nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng chi R&D.
Nguồn lực, vấn đề then chốt đối với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng đang tồn tại nhiều hạn chế bởi hệ thống giáo dục và đào tạo nặng về lý thuyết hoặc đã quá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
Vấn đề quản trị hệ thống đổi mới sáng tạo của việt Nam cũng đầy bất cập khi thiếu các cam kết, sự phối hợp và thực hiện chính sách của chính phủ một cách hiệu quả.