Hấp phụ trao đổi anion

Một phần của tài liệu Giáo trình -Thổ nhưỡng học - chương 5 doc (Trang 26 - 28)

Ðất không những có khả năng hấp phụ cation mà còn có khả năng hấp phụ anion. Sự hấp phụ anion xảy ra trong trường hợp keo mang điện dương. Tỷ lệ keo dương trong đất không nhiều nên hấp phụ cation vẫn là chủ yếu. Sự hấp phụ anion của đất phụ thuộc vào các yếu tố: đặc điểm của các anion, tỷ lệ SiO2/R2O3 và phản ứng môi trường đất.

+ Anion khác nhau xảy ra sự hấp phụ khác nhau. Khả năng hấp phụ anion có thể sắp xếp như sau: H2PO4- > HCO3- > SCN- > SO42- > Cl- > NO3-. Dựa vào khả năng hấp phụ có thể chia các anion trong đất làm 3 nhóm:

- Nhóm thứ nhất: gồm có những anion có thể bị hấp phụ rất mạnh bằng cách tạo thành kết tủa khó tan với các cation trong dung dịch đất như Ca2+, Fe3+... Ðó là kiểu hấp phụ hoá học đã nói ở phần trên. Nhóm này có các anion của axit phosphorit như PO43-, HPO42- và H2PO4- và anion của một số axit hữu cơ. Ngoài việc liên kết với cation hình thành các hợp chất không tan, các ion này có thể bị hấp phụ vào keo đất bằng cách trao đổi với anion OH- trên bề mặt keo đất như trường hợp kaolinit.

- Nhóm thứ hai: gồm những anion hầu như không bị hấp phụ. Nhóm này có NO3-, NO2- và Cl-. Nguyên nhân không có sự hấp phụ các anion này là vì chúng không tạo thành với các cation của dung dịch đất những chất khó tan. Chúng cũng không được giữ chặt bởi keo dương do tính dễ hoà tan, trừ trường hợp đất rất chua, chứa rất nhiều secqui oxit, một lượng nhất định các ion này sẽ được hấp phụ. Dựa vào tính dễ di động của Cl- có thể dùng nước ngọt để rửa Cl- cho các đất mặn và chú ý

khi sử dụng phân đạm, nhất là các loại phân có chứa NO3- để hạn chế sự mất đạm do NO3- dễ bị rửa trôi.

- Nhóm thứ ba: gồm các anion có khả năng hấp phụ trung gian giữa 2 nhóm trên, đó là SO42-, HCO3-, CO3 2- và SiO32-. Cách chia như thế chỉ có ý nghĩa tương đối vì ngay cả những anion này tuỳ điều kiện của môi trường đất có thể có khả năng hấp phụ cao. Ví dụ, SO42- bị hấp phụ rất ít, chỉ trong điều kiện đất có nhiều canxi và độ ẩm đất thấp mới tạo thành CaSO4 hoặc CaSO4.2H2O ở dạng kết tủa. Các muối SO42- khác (Mg, K, Na) đều dễ tan, các anion CO32-, HCO3- hấp phụ hoá học với canxi tạo thành những chất cacbonat khó tan.

+ Khả năng hấp phụ anion phụ thuộc tỷ lệ SiO2/R2O3. Tỷ lệ này càng thấp (tức tỷ lệ keo dương tăng) thì hấp phụ anion càng nhiều (bảng 5.10).

Bảng 5.10. Quan hệ giữa SiO2/R2O3 với hấp phụ anion (Matxơn) SiO2/R2O3 PO4 3- SO42- Cl- lđl/100 g đất 3,82 0,52 - - 2,82 0,93 0,04 - 1,89 1,15 0,15 0,03 0,55 1,60 0,27 0,04

+ Khả năng hấp phụ anion còn phụ thuộc vào phản ứng môi trường. Ðất có phản ứng càng chua, tỷ lệ keo dương trong đất sẽ càng tăng, vì vậy sự hấp phụ anion của đất cũng sẽ tăng lên (bảng 5.11).

Bảng 5.11. Quan hệ giữa pH với hấp phụ anion (lđl/100 g đất) theo Matxơn Kaolinit Montmorilonit pH Cl- pH SO42 - pH PO43 - pH Cl- pH PO43 - 7,2 0,0 7,2 0,0 7,5 29,7 6,8 0,0 6,5 32,4 6,7 0,3 6,9 0,7 6,7 40,8 5,6 0,0 5,1 36,3 6,1 1,1 6,6 2,9 6,1 46,5 3,2 0,1 4,8 38,7 5,8 2,4 6,2 4,6 5,5 56,1 3,1 0,1 4,0 47,4 5,3 3,8 5,9 6,6 4,6 75,0 3,0 0,1 3,3 60,6 4,0 5,9 5,0 10,5 3,8 92,1 2,8 0,4 2,9 81,0

Một phần của tài liệu Giáo trình -Thổ nhưỡng học - chương 5 doc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)