Ðất đá bọt (RK ) Andosols(AN)

Một phần của tài liệu Giáo trình -Thổ nhưỡng học - chương cuối potx (Trang 33 - 34)

Diện tích 171.402 ha

Phân bố: Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ, Tây Nghệ An...

6.1. Hình thành và phân loại

Ðất hình thành trên đá bọt bazan, là loại đá macma bazơ điển hình có cấu tạo xốp, nhiều lỗ hổng, nhẹ và rất dễ bị phá huỷ. Hàm lượng các chất kiềm trong đá cao, riêng CaO (%) + MnO(%) xấp xỉ 20%. Quá trình phá huỷ đá giải phóng nhiều Ca, Mg được tích luỹ ở địa hình thuận lợi cùng với các tàn tích hữu cơ tạo thành màu đen của đất. Theo Castagnol (1934) và Fritland (1964) thì màu đen ở đây còn do sự có mặt của manhêtit (vì vậy trong phân loại theo phát sinh có tên là đất đen trên đá bọt bazan). Trong phẫu diện thường lẫn nhiều mảnh đá bazan dạng lỗ hổng hoặc đá bọt. Tầng đất mỏng, nhiều đá lộ đầu, phẫu diện có cấu tạo của tầng A và tầng C.

Trên bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000 nhóm đất này chỉ có một đơn vị điển hình là đất đá bọt có tên theo FAO-UNESCO là Haplic Andosols (ANh)

6.2. Tính chất

a. Cấu tạo phẫu diện

Ðại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện ÐQ 09 đào tại ấp 2, xã Phú Hoà, huyện Ðịnh Quán, tỉnh Ðồng Nai, cạnh miệng núi lửa, độ dốc > 40o, cao 200 m, có đá lộ đầu và trồng nhiều loại cây như đậu tương, thuốc lá, chuối, đu đủ, ngô...

0-20 cm: nâu đen (10 YR 2/2M); thịt pha sét lẫn nhiều mảnh đá bọt bazan bán phong hoá (kích thước thay đổi từ 1-10 cm,

chiếm khoảng 65 % thể tích); kết cấu viên; ẩm; đất chặt; ít xốp; rễ cây trung bình (3-5 % thể tích); chuyển lớp từ từ về màu sắc và độ chặt.

20-70 cm: màu nâu thẫm (5 YR 4/5M); thịt pha sét; nhiều mảnh đá bọt bazan bán phong hoá (khoảng 80% thể tích); kết cấu viên; ẩm; ít chặt; rất xốp; ít rễ cây (2-3% thể tích).

Như vậy đất trên đá bọt có tầng đất hữu hiệu rất mỏng.

Một phần của tài liệu Giáo trình -Thổ nhưỡng học - chương cuối potx (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)